Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội là một trong những trường đào tạo về các công việc tại các cơ quan nhà nước. Đây là một trường nổi tiếng với bề dày lịch sử. Hãy cùng mình tìm hiểu về lịch sử hình thành cũng như các thông tin tuyển sinh năm 2020 của ngôi trường này nhé!
1. Lịch sử hình thành Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1.1. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn từ 1971 – 1992
Năm 1971, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng ra quyết định thành lập Trường Trung học Văn thư Lưu trữ. Đặt nền móng đầu tiên để hình thành trường Đại học Nội vụ Hà Nội sau này. Theo đó, trường sẽ có nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp ngành Văn thư, Lưu trữ. Tham gia bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước.
Năm 1972, trường gồm 3 phòng ban chức năng. Đó là Phòng Giáo vụ, Phòng Hành chính – Quản trị -Tổ chức, Ban xây dựng cơ bản. Và 3 Tổ bộ môn như Tổ Văn thư, Tổ Lưu trữ, Tổ Chính trị – Ngoại ngữ – Thể dục – Quân sự. Những ngày đầu thành lập, trường chỉ có 12 người.
Năm 1977, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng giao nhiệm vụ cho trường Đại học Nội vụ Hà Nội là đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ trung học chuyên nghiệp ngành văn thư, lưu trữ tại các tỉnh và thành phố ở khu vực miền Nam. Đến cuối năm 1991 trường đã có 46 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
1.2. Giai đoạn từ 1992 – 2004
Ngày 30 – 4 – 1992, Phân hiệu phía Nam của trường Đại học Nội vụ Hà Nội khi ấy được đổi tên thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ II. Giai đoạn này, cơ cấu tổ chức của trường tại phân hiệu phía Nam gồm có:
- Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng
- Phòng Đào tạo
- Phòng Hành chính – Quản trị – Tổ chức
- Tổ Bộ môn Văn thư
- Tổ Bộ môn Lưu trữ
- Tổ Bộ môn Khoa học cơ bản cơ sở
Ngày 11 – 5 – 1994, nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhà trường trong đào tạo và tạo dựng vị thế. Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã ban hành quyết định về việc chuyển địa điểm của Trường Trung học Văn thư Lưu trữ về Hà Nội.
Ngày 25 – 4 – 1996 Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành quyết định về việc đổi tên Trường Trung học Văn thư Lưu trữ thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I. Việc đổi tên trường này đã tạo điều kiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo; mở rộng ngành nghề, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội.
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
1.3. Giai đoạn từ 2004 – 2008
Tháng 10 – 2004, Tổ Thư ký văn phòng của trường Đại học Nội vụ Hà Nội được đổi tên thành Khoa Thư ký. Trung tâm thực hành nghiệp vụ văn phòng được đổi tên thành Trung tâm Nghề và Thực hành.
Ngày 27 – 4 – 2004, Cục trưởng Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước đã có quyết định về quy định chức năng; nhiệm vụ; quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Theo đó, Trường có chức năng là tổ chức sự nghiệp của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Đào tạo lao động trình độ trung học chuyên nghiệp và trình độ thấp hơn. Đáp ứng các nhu cầu học tập và nhu cầu nhân lực của các ngành nghề thuộc lĩnh vực văn thư, lưu trữ, hành chính văn phòng. Cùng với các lĩnh vực khác có liên quan.
Đến cuối năm 2004 tổ chức bộ máy của trường gồm có 5 phòng ban chức năng. Gồm 5 khoa chuyên môn và 2 trung tâm. Với đội ngũ cán bộ giáo viên là 107 người.
Ngày 15 – 6 – 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định. Về việc thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Trường trực thuộc Bộ Nội vụ. Chịu sự quản lý của nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.4. Giai đoạn từ 2008 – 2009
Ngày 21 – 4 – 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định. Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.
Ngày 12 – 6 – 2008, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định về việc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ. Trong đó, quy định Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ.
Ngày 4 – 10 – 2010, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký quyết định phê duyệt Đề án “Quy hoạch Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2020”. Trong đó Trường có nhiệm vụ xây dựng Dự án nâng cấp lên thành một trường đại học.
Đến cuối năm 2009, trường có tổng số 157 cán bộ viên chức. Giai đoạn này, trường Đại học Nội vụ Hà Nội có 7 phó giáo sư và tiến sĩ; 30 thạc sĩ; 24 học viên cao học.
1.5. Giai đoạn từ 2011 đến nay
Ngày 4 – 10 – 2010 Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Dự án “Quy hoạch Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2020”. Trong đó, có quy định việc nâng cấp Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội thành Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Ngày 22 – 4 – 2011, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép trường làm các thủ tục để thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Ngày 14 – 11 – 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Đến tháng 11 – 2011, tổng số cán bộ viên chức, giảng viên của trường là 224 người. Trong đó giảng viên của trường là 147 người. Trong đó có 2 Phó Giáo sư; 11 tiến sĩ; 10 nghiên cứu sinh; 50 thạc sĩ; 28 học viên cao học và đại học.
2. Thành tích của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Quá trình 40 năm hình thành và phát triển của trường. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đạt được một số thành tích như:
- Huân chương Độc lập hạng ba
- Huân chương Tự do hạng Nhất của Chủ tịch nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Huy chương Hữu nghị của Chính phủ nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Huân chương Lao động của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qua các năm 1996, năm 2001, năm 2006
- Năm 2011, nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
3. Thông tin tuyển sinh trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Năm 2020, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tuyển sinh theo ba phương thức
- Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia năm 2020
- Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ học tập THPT. Bao gồm kết quả học tập của lớp 11 và học kì I của lớp 12 đối với trụ sở Hà Nội và Phân hiệu TP Hồ Chí Minh. Xét tuyển kết quả lớp 11 và học kì I của lớp 12 hoặc lớp 12 đối với Phân hiệu Quảng Nam
- Xét tuyển thẳng
3.1. Cơ sở trường Đại học Nội vụ Hà Nội ở Hà Nội
Thí sinh sẽ được xét tuyển thẳng vào trường, cơ sở tại Hà Nội. Nếu đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Thí sinh phải đảm bảo đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
Thí sinh sẽ được xét tuyển thẳng nếu đạt giải nhất, nhì, ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh
Thí sinh thuộc diện là học sinh giỏi lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của lớp 12 và đã tốt nghiệp
Tuyển sinh Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
3.2. Tại Phân hiệu Quảng Nam
Thí sinh sẽ được xét tuyển thẳng vào trường phân hiệu tại Quảng Nam nếu đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Thí sinh là đối tượng đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Hoặc thí sinh xét tuyển phải đảm bảo đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh
Thí sinh có ít nhất 1 học kỳ đạt danh hiệu học sinh giỏi và các học kỳ khác đạt danh hiệu là học sinh khá
3.3. Tại Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh
Thí sinh xét tuyển thẳng vào trường Đại học Nội vụ Hà Nội phải đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Hoặc thí sinh đã đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh cấp bậc trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Thí sinh xét tuyển thẳng phải đảm bảo đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Hoặc thí sinh phải đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh
Thí sinh đạt thành tích học sinh giỏi lớp 10, lớp 11 và học kì I lớp 12 và đã tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cơ sở TP.HCM
Quan tâm:
3.4. Chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp
Tại cơ sở Hà Nội: điểm xét tuyển giữa tổ hợp C00 cao hơn 2.0 điểm so với tổ hợp A00, A01, A10, D01, D90, D15. Tổ hợp xét tuyển C19, C20 cao hơn 3.0 điểm so với các tổ hợp A00, A01, A10, D01, D90, D15.
Tại Phân hiệu Quảng Nam: điểm xét tuyển giữa tổ hợp C19, C20 cao hơn 1.0 điểm so với các tổ hợp khác.
Tại Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh: điểm xét tuyển giữa tổ hợp A01 cao hơn 1.0 điểm so với các tổ hợp khác.
3.5. Thời gian xét tuyển
3.5.1. Tại trụ sở chính Hà Nội
Phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020. Xét tuyển theo lịch xét tuyển đã được quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học bạ học tập THPT. Thời hạn nộp hồ sơ từ ngày 15 – 5 – 2020 đến ngày 15 – 8 – 2020. Thời gian công bố thí sinh trúng tuyển dự kiến vào ngày 21 – 9 – 2020.
Phương thức xét tuyển thẳng. Thời hạn nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 15 – 5 – 2020 đến ngày 15 – 7 – 2020. Thời gian công bố kết quả dự kiến sau 7 ngày từ khi thí sinh được công nhận tốt nghiệp.
3.5.2. Phân hiệu Quảng Nam
Phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Xét tuyển dựa theo lịch xét tuyển đã được thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học bạ học tập THPT. Thời hạn nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 15 – 5 – 2020 đến ngày 15 – 7 – 2020. Thời gian công bố thí sinh trúng tuyển dự kiến sau 7 ngày từ khi thí sinh được công nhận tốt nghiệp.
Phương thức xét tuyển thẳng. Thời hạn nộp hồ sơ tuyển thẳng từ ngày 15 – 5 – 2020 đến ngày 15 – 7 – 2020. Thời gian công bố kết quả tuyển thẳng dự kiến sau 7 ngày từ khi thí sinh được công nhận tốt nghiệp.
3.5.3. Phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh
Phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020. Xét tuyển dựa theo lịch xét tuyển đã được thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học bạ học tập THPT. Thời hạn nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 15 – 5 – 2020 đến ngày 15 – 7 – 2020. Thời gian công bố thí sinh trúng tuyển dự kiến sau 7 ngày từ khi thí sinh được công nhận tốt nghiệp.
Phương thức xét tuyển thẳng. Thời hạn nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 15 – 5 – 2020 đến ngày 15 – 7 – 2020. Thời gian công bố kết quả tuyển thẳng dự kiến sau 7 ngày từ khi thí sinh được công nhận tốt nghiệp
Hình thức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Thí sinh nộp hồ sơ theo một trong số các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại địa điểm nhận hồ sơ của trường
- Nộp qua đường bưu điện
- Đăng ký xét tuyển online trên website của trường
4. Phần kết
Thông qua bài viết này, mình đã cung cấp cho các bạn khá đầy đủ và chi tiết về lịch sử hình thành cũng như các thông tin tuyển sinh năm 2020 của trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một trường có bề dày lịch sử. Với 3 cơ sở ở Hà Nội, Quảng Nam và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây có thể là một lựa chọn phù hợp dành cho các bạn mong muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước.