Top 10 Thương Hiệu Yến Mạch Và 8 Công Dụng Ít Ai Ngờ Tới
Yến sào hay còn gọi là tổ yến là một loại thực phẩm dược phẩm có nguồn gốc từ phương Đông. Xoay quanh loại thực phẩm này là một lịch sử lâu dài với hơn 4000 năm văn minh Á Đông. Tham khảo bài viết để tìm hiểu thêm về yến sào.
1. Tổ yến được phát hiện ra như thế nào?
Theo các ghi chép từ thời cổ đại, tại miền trung đảo Java nay là Indonesia, có một người đàn ông tên Sadoluo. Anh có sở thích ngắm nhìn những đám mây trên bầu trời và những chú chim bay lượn. Một ngày Sadoluo thấy một đàn chim lạ vào mỗi chiều, những con chim bay vào một hang sâu trong núi. Anh nghĩ thầm nơi đó có gì mà lại thu hút chúng đến vậy?
Thấy thế anh leo lên ngọn núi kia, rồi tìm đến tận hang động tối. Sau nhiều ngày leo trèo vất vả, cuối cùng chàng trai đã thỏa ước nguyện của mình. Không tốn quá nhiều thời gian để nhận thấy trong hàng không có gì ngoài những tổ chim hết sức kỳ lạ. Không cam lòng quay về trắng tay, anh lấy gậy gõ vào vách đá. Kỳ lạ thay tổ chim này có hình bán nguyệt với cấu trúc hết sức tinh tế. Anh không kìm được mà mang một ít về.
Sadoluo có một quyết định táo bạo rằng sẽ ăn thử chúng. Từ đó anh quyết định dùng tổ chim để nấu lên và nếm thử. Kỳ lạ thay hương vị của tổ chim không hề tệ mà còn có thể sử dụng làm thức ăn. Tin đồn về chàng trai tìm được tổ chim truyền đến tai những người dân bản địa. Đến đây ai cũng trầm trồ vì hiệu quả của tổ chim này. Kể từ đó, tổ chim được xem là một loại thần dược có tác dụng cường thân kiện thể.
Trong tiếng indonesia, tổ chim trong câu chuyện trên gọi là Sarang burung, trong Tiếng Việt, tên gọi của nó là tổ yến hay yến sào.
Yến sào được phát hiện như thế nào?
2. Văn hoá thưởng yến từ thời cổ đại
Mặc dù tổ yến được phát hiện từ sớm bởi cư dân Malaysia, Philippin và Indonesia. Song đến khi tổ yến du nhập vào Trung Hoa thì loại sản vật này mới được nâng tầm trở thành một loại thực phẩm dược phẩm quý.
Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều cổ vật gốm sứ bị vùi lấp ở Tây Bắc đảo Borneo. Theo xác minh các cổ vật này là gốm sứ thời Đường. Nhiều học giả cho rằng, người Trung Quốc đã đến khu vực này để trao đổi buôn bán hàng hóa với người dân bản địa trong đó có cả tổ yến.
Đến nay, giả thuyết này vẫn được nhiều người tán thành vì vào vương triều thời Đường và Tống, người Trung Quốc đã tìm đến các vùng biển Nam Hải và Ấn Độ dương để mở rộng giao thương nhờ vào sự tiến bộ trong ngành hàng hải.
3. Chim yến trong văn hóa thần truyền
Tại phía bắc Quảng Đông có một truyền thuyết liên quan đến chim yến. Chuyện kể rằng có một vị vua sống vào thời cổ đại ở Trung Hoa, ông có cơ thể trời sinh yếu nhược. Mặc dù hậu cung ba ngàn giai lệ, song ông vẫn không thể có con để nối dõi.
Điều này làm vị vua cực kì đau khổ, ông tìm mọi cách để tìm ra phương thuốc trị bệnh cho nhà vua. Ông đã cho tìm nhiều thầy thuốc giỏi nhưng đều vô vọng. Không còn cách nào khác, nhà vua đành bố cáo thiên hạ cho toàn dân biết nếu ai tìm được cách chữa bệnh hiếm muộn cho nhà vua, người đó sẽ được thưởng vàng bạc châu báu cùng với tước hầu.
Lúc bấy giờ ở Quảng Đông có một thôn họ Lưu trong đó có hai anh em đứng ra cam kết rằng có thể chữa hết bệnh cho hoàng đế. Họ đã dùng tổ của chim yến để kết hợp với nhiều loại thảo mộc khác nhau sau đó sắc thành thuốc cho thiên tử. Sau nửa năm, hoàng đế cảm thấy tinh thần và sắc mặt rạng rỡ và tràn đầy sức sống hơn nhiều. Một năm sau đó, ông thành công có một hoàng tử, khắp cả cung điện đâu đâu cũng ngập tràn niềm vui.
Nhanh chóng tin tức về một liều thuốc quý có thể trị được bệnh hiếm muộn đã lan rộng khắp nhân gian. Song vị hoàng đế chỉ muốn giữ phương thuốc và tổ yến cho riêng mình, vì vậy đã sai người ngăn cản bách tính đến lấy trộm tổ yến. Từ đó nhà vua đã cử một vị tướng đến và giám sát việc lấy tổ yến của anh em nhà họ Lưu.
Chẳng được bao lâu, người trong làng không còn thấy anh em nhà họ Lưu cùng vị tướng quân đâu nữa. Không chỉ vậy, những tổ yến cũng biến mất. Đến bây giờ, người ta vẫn hay tìm đến Lưu Gia Thôn để đến tham quan địa điểm nơi đã từng thu hoạch tổ yến và cả nơi đóng của vị tướng quân kia.
Chim yến trong văn hóa thần truyền
4. Lễ hội chim yến mùng 6 tháng 6
Ở huyện Hoài Tập (怀集县), tỉnh Quảng Đông có một phong tục được tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch gọi là Lễ hội Cung Tử. Phong tục này có nguồn gốc xuất phát từ một truyền thống văn hóa dân gian tươi đẹp. Theo một truyền thuyết từ xa xưa, sau khi một trong Ngũ Đế – Hoàng Đế, đến nhân gian để dạy con người trồng trọt, y thuật, và lễ nghi. Hoàng Đế hoá thành một con chim yến màu vàng bay đi sau khi hoàn thành việc lớn. Tương truyền ngày Hoàng Đế ra đi là ngày mùng 6 tháng 6.
Do đó, những hình ảnh của chim yến màu vàng thường được nhắc đến vào ngày mùng 6 tháng 6 và truyền tai nhau đến ngày hôm nay. Người ta nói rằng, những con chim yến màu vàng chính là hiện thân của Hoàng Đế. Cứ mỗi tháng sáu âm lịch người ta lại tổ chức một lễ hội chim yến hết sức hoành tráng để tưởng nhớ công ơn của Hoàng Đế.
Ở thôn Hoài Cừ nằm ở tỉnh Quảng Tây, người dân thôn này cũng thường xuyên tổ chức lễ hội Chim Yến. Người dân thôn này tin rằng những con chim yến hay chim én là “Tổ Tiên Thần -祖先神” đồng thời loài chim này cũng là “Lôi thần chi tử – 雷神之子” nghĩa là con của thần sấm. Do đó, những con chim yến tại nơi này cũng nhận được những đặc ân đặc biệt không loài chim nào có được.
Truyền thống tôn kính chim còn được bắt nguồn từ văn hóa Đồ Đằng của người Hoài Cừ. Về cơ bản văn hòa này cho rằng con người có mối liên kết sâu sắc với thực vật và động vật bao gồm cả chim yến. Người Hoài Cừ còn tin rằng chim yến chính là biểu trưng cho họ.
5. Cách làm tổ nhuốm màu huyền bí của chim yến
Trước khi nghề nuôi tổ yến lấy tổ trở nên phổ biến như hiện nay, chim yến chỉ làm tổ ở những nơi có địa thế hiểm trở như các vách núi hay các khu vực có vách đá dựng đứng. Do đó tại những vách đá dựng đứng ở các vùng biển thuộc các nước Đông Nam Á, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy từng cụm tổ chim yến.
Tổ yến hay là yến sào là một món ăn quý đồng thời nó cũng là một loại thuốc quý. Thực tế tổ yến được hình thành từ nước dãi của chim yến. Tổ yến thường chỉ có đường kính 15- 20cm mặc dù vậy nó vẫn là sự nỗ lực miệt mài của cặp đôi chim yến.
Vào mùa sinh sản, từng đàn chim yến sẽ bắt cặp rồi xây dựng tổ trên các vách núi. Cả chim đực và chim cái sẽ liên tục bay đến vách tường đá sau khi đã chọn đúng địa điểm dựng tổ. Thói quen làm tổ của chim yến thường bắt đầu vào buổi tối khi mà tuyến nước dãi phát triển nhất. Theo quan sát, chim yến đực đảm nhiệm vai trò xây tổ.
Chim đức bám vào vách đá rồi dùng lưỡi đẩy nước dãi lên mép tổ. Bất kỳ nơi nào chim chạm vào sẽ có một lượng chất nhầy được kết dính vào tường đá. Nước bọt của chim được xem như một loại keo tự nhiên và nhanh chóng khô trong không khí. Kết cấu tổ yến được tạo nên bởi các sợi chỉ nhỏ trông hết sức tinh tế.
Sau vô số lần bay lượn và xây tổ bằng nước dãi, một chiếc tổ có đường viền hình bán nguyệt khoảng 15 – 30cm với những sợi chỉ nhỏ được vẽ trên bức tường đá. Tổ yến có độ bền và độ bám dính cao. Nhìn từ xa nó trông giống như một lớp keo trắng.
Lần đầu tiên chim yến làm tổ phải mất đến khoảng bốn tháng, dần dần những lần tiếp theo sẽ tốn ít thời gian xây tổ hơn. Tổ yến sau khi làm xong sẽ chuẩn bị tới thời điểm sinh nở của chim yến. Xây tổ là một quá trình khó khăn và công phu, đồng thời thu gom tổ yến cũng hết sức khó khăn vì địa hình khó khăn nguy hiểm. Cộng với nguồn dinh dưỡng dồi dào, chính nhờ những yếu tố trên, tổ yến được nhiều người đánh giá cao về sự quý hiếm cũng như giá trị dinh dưỡng của nó.
Cách làm tổ nhuốm màu huyền bí của chim yến
5. Tổ yến có thập toàn đại bổ?
Y học cổ truyền có câu “Động lệnh tấn bổ, Xuân thiên đả hổ”. Người từ thời xưa đã quan niệm vào mùa Đông lạnh con người nên tập trung bồi dưỡng cơ thể thì mùa hè mới có đủ sức để chiến đấu với mãnh hổ trên núi cao.
Trên thực tế, câu nói trên hoàn toàn hợp lý khi áp dụng vào lĩnh vực y học và dinh dưỡng. Con người có thể điều chỉnh chế độ ăn uống để tăng sinh lực trong cơ thể của mình. Tuỳ theo thời điểm trong năm mà người xưa sẽ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp bồi dưỡng thân thể tốt nhất. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có một câu nói liên quan đến vấn đề này:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.
Có thể thấy, mỗi mùa đều sẽ cần hấp thụ một loại thực phẩm phù hợp. Đạo dưỡng sinh tốt nhất là sống dựa vào thiên nhiên. Trong đông y có đề cập đến 4 thuộc tính lương, nhiệt, hàn, ôn và một loại tính khác là bình. Với các loại thực phẩm mang tính đại bổ thì tổ yến thuộc vào nhóm bình với giá trị dinh dưỡng cực kì cao.
Tổ yến có thập toàn đại bổ?
Quan tâm:
- 7 Tác Dụng Của Tinh Bột Nghệ Đối Với Sức Khỏe
- Top 10 Thương Hiệu Yến Mạch Và 8 Công Dụng Ít Ai Ngờ Tới
Với hơn 4000 năm lịch sử, người Á Đông đã cho thấy khả năng vận dụng những kiến thức đông y vào việc tận dụng sự đa dạng của sản vật để bồi dưỡng cơ thể và đẩy lùi nhiều loại bệnh tật. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử, tổ yến đã chứng minh được vị thế của bản thân. Dù trải qua bao nhiêu cuộc phát kiến địa lý, binh biến, và cả sự hưng suy của nhiều triều đại, thậm chí cho đến ngày nay, con người ta vẫn giữ được niềm tin vào dược tính của tổ yến quý hiếm này.
Nguồn: Sức khỏe