Trắc nghiệm tính cách là những bài kiểm tra đơn giản giúp bạn nhận ra những đặc trưng tính cách của bản thân. Khi xác định được công việc phù hợp với tính cách và sở thích của bản thân, mỗi ngày đi làm của bạn sẽ làm một ngày tràn đầy niềm vui.
1. Tại sao nên trắc nghiệm tính cách?
Đôi khi trong cuộc sống, con người ta vẫn thường cảm thấy chán chường và thất vọng về bản thân. Cảm giác này xuất phát từ sự tư ti về bản thân không giỏi giang bằng những người khác, không thành công trong việc công việc của bản thân. Hoặc nhiều người đang mất định hướng về bản thân, không biết bản thân thích gì và ghét gì.
Tất cả những cảm xúc này đang ngăn trở chúng ta trên con đường trở về lại với chính mình. Để tìm lại được bản thân, đầu tiên và quan trọng nhất bạn phải hiểu được loại tính cách của mình, từ đó bản thân mới ngộ ra nhiều điều thú vị trong cuộc sống và theo đuổi nó.
Thực tế mỗi người đều có những cá tính riêng phù hợp với ngành này và không phù hợp với ngành khác. Vì vậy tại sao chúng ta không gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực so sánh bản thân với những người khác để tự soi chiếu lại bản thân, xác định năng lực và mong muốn của bản thân trong học tập cũng như công việc?
Một trong những cách để bạn nhận ra được những sự thật bên trong bản thân mình chính là thực hiện các bài tập kiểm tra trắc nghiệm tính cách. Những bài trắc nghiệm này không chỉ phân tích ra những nét tính cách đặc trưng của mỗi người mà còn hỗ trợ người đó tìm những ngành nghề và công việc phù hợp. Đây là cơ sở để bạn định hướng được tương lai một cách rõ ràng, vững chắc hơn.
Tại sao nên trắc nghiệm tính cách?
1.1. Hỗ trợ quá trình tư vấn nghề nghiệp
Trắc nghiệm tính cách không chỉ đơn thuần là những bài kiểm tra khai thác những tính cách của bạn, đó là phương pháp để nhận diện điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Đây là nền tảng trong việc phát triển các kỹ năng cũng như tạo cơ hội việc làm trong tương lai. Hiện nay có khá nhiều bài trắc nghiệm tính cách phổ biến giúp mọi người dễ tiếp cận hơn.
1.2. Lựa chọn nghề nghiệp khôn ngoan
Nhiều người thường tỏ ra hối tiếc sau khi chọn nghề nghiệp dựa trên sở thích cá nhân. Điều bạn nên hiểu là sở thích và tính cách không hề tương đồng với nhau. Bạn quan tâm đến một vấn đề lĩnh vực cụ thể không đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn phù hợp với nghề nghiệp đó.
Chẳng hạn bạn ngưỡng mộ các nhân viên kinh doanh vì họ quyết đoán và đầy bản lĩnh. Sau đó bạn tìm hiểu những kỹ năng về tìm hiểu tâm lý khách hàng hay nghệ thuật giao tiếp để trau dồi kỹ năng làm nghề sale của bạn. Tuy nhiên bạn lại là người hướng nội và ngại giao tiếp. Đây chính là yếu tố khiến bạn gặp không ít khó khăn nếu quyết định theo đuổi nghề sale.
Ngoài ra sở thích mang tính dễ thay đổi. Bạn chỉ có thể đơn thuần thích một ngành nào đó vì nó đang là xu hướng hay nó đem lại thu nhập cao. Điều này có thể thay đổi theo thời gian vì xã hội đang ngày càng đổi mới mỗi ngày. Để bắt kịp với tốc độ thay đổi này, bạn cần biết được vai trò của bản thân thay vì chạy theo những nghề nghiệp không thực sự dành cho mình. Tất nhiên một nghề nghiệp mà không mang lại đam mê thì khó có thể thành công. Vì vậy điều quan trọng khi chọn lựa nghề nghiệp là kết hợp giữa sở thích và tính cách để tìm được nghề nghiệp phù hợp nhất. Khi đó bạn nên dựa vào các trắc nghiệm tính cách.
1.3. Tăng cơ hội thành công của bạn
Một khi bạn nhận định được công việc phù hợp với tính cách, bạn sẽ đưa ra được những quyết định sáng suốt hơn hỗ trợ cho con đường thăng tiến của bạn trong tương lai.
Làm trắc nghiệm tính cách giúp tăng cơ hội thành công của bạn
1.4. Khám phá tài năng bên trong của bạn
Nếu bạn đang băn khoăn về tiềm năng của bản thân, tại sao không thử làm trắc nghiệm tính cách để tìm ra ngành nghề phù hợp nhất. Đây là nền tảng để bạn nhận diện và chuẩn bị cho quá trình phát triển về lâu dài sao cho giống với mục tiêu định hướng phát triển của bản thân.
Bài trắc nghiệm là bước đầu tiên để bạn đánh giá về khả năng của bản thân. Với cách áp dụng các bài tập trắc nghiệm về tính cách, bạn sẽ biết được bản thân có phù hợp với nghề nghiệp bạn đã chọn hay chưa.
Chẳng hạn bạn thích ngành công nghệ thông tin, khi thông qua bài trắc nghiệm DISC, bạn thuộc nhóm C. Đây là nhóm người phù hợp với ngành này. Ngược lại nếu bạn nhận được kết quả không tốt, xác suất bạn có thể gắn bó lâu dài trong lĩnh vực công nghệ thông tin không cao.
Trong trường hợp trên, hoặc bạn phải nỗ lực rèn luyện tư duy logic sao cho phù hợp với ngành công nghệ thông tin hoặc chọn một ngành khác để mở ra nhiều cơ hội hơn trong tương lai. Có thể ngành nghề đó không phù hợp với sở thích của bạn, song nó phù hợp với tính cách và năng lực của bản thân. Mặt khác bài test tính cách cũng là một công cụ hỗ trợ bạn trong lộ trình xây dựng bản thân cho phù hợp với yêu cầu của ngành nghề và định hướng tương lai.
2. Những bài trắc nghiệm tính cách thường được sử dụng
Tại các quốc gia tiên tiến, việc trắc nghiệm tính cách đã trở thành một quy trình không thể thiếu trong công cuộc định hướng nghề nghiệp. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công chính là độ tương thích đối với nghề nghiệp. Thực tế có rất nhiều bài trắc nghiệm được áp dụng hiện nay chẳng hạn như DISC, 5 đặc trưng tính cách lớn hay MBTI,…
Việc thực hiện các bài trắc nghiệm này đang dần được tối ưu hóa hơn, bạn chỉ cần tham gia các bài trắc nghiệm trực tuyến là có thể biết được những khía cạnh tính cách của bản thân rồi. Sau đây là một số bài test đáng tin cậy về trí thông minh, tính cách và thiên hướng để chọn nghề nghiệp phù hợp cho bạn:
2.1. Bài trắc nghiệm tính cách DISC
Trong đó DISC được sử dụng nhiều nhất. Về cơ bản bài trắc nghiệm DISC chia các tính cách con người vào 4 nhóm chính D-I-S-C. Mỗi nhóm sẽ phù hợp với một ngành nghề nhất định. Đối với người thuộc nhóm D, các công việc kinh doanh sẽ phù hợp với những mẫu người này.
Ngược lại những ngành sáng tạo sẽ thích hợp với những người thuộc nhóm I. Người nhóm S làm tốt trong môi trường làm việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và những người nhóm C sẽ thích hợp làm trong ngành nghiên cứu.
2.2. Trắc nghiệm MBTI
Trắc nghiệm tính cách MBTI là viết tắt của phương pháp Myers-Briggs Type Indicator. Đây là một phương pháp sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để khai thác, đánh giá về tính cách con người. Kết quả đánh giá của bài trắc nghiệm cho phép phần nào phản ánh được nhận thức của cá nhân đối với thế giới xung quanh và ra quyết định các vấn đề trong cuộc sống.
MBTI được sử dụng như một cách phân loại tính cách khá chính xác. Nó giúp con người hiểu rõ bản thân hơn từ đó tìm được công việc phù hợp. Về lý thuyết, bài trắc nghiệm MBTI phân loại tính cách thành 4 nhóm cơ bản mà mỗi nhóm là một cặp lưỡng phân của 8 yếu tố chức năng nhận thức:
- Nhóm 1 (Xu hướng Tự nhiên): Hướng ngoại (Introversion) – Hướng nội (Introversion)
- Nhóm 2 (Tìm hiểu và Nhận thức Thế giới): Giác quan (Sensing) – Trực giác (INtuition)
- Nhóm 3 (Quyết định và chọn lựa): Lý trí (Thinking) – Tình cảm (Feeling)
- Nhóm 4 (Cách thức và Hành động): Nguyên tắc (Judgment) – Linh hoạt (Perception)
Trắc nghiệm MBTI
2.3. Trắc nghiệm 5 khía cạnh tính cách cơ bản
Bài trắc nghiệm 5 đặc trưng tính cách lớn thường được sử dụng với ý nghĩa tương tự như bài trắc nghiệm DISC. Sau khi thực hiện bài test, người thực hiện bài test sẽ biết được những nghề nghiệp phù hợp với bạn. Bài trắc nghiệp được phát triển từ phương pháp trắc nghiệm tính cách MBTI tuy nhiên bài tập tập trung vào 5 khía cạnh tính cách của cá nhân gồm:
- Agreeableness: sự dễ chịu, dễ tính, khả năng tương tác với người khác
- Openness: sự cởi mở, khả năng thích ứng
- Neuroticism: tính hay lo âu, thất thường
- Extraversion: thiên hướng hướng ngoại và hướng nội
- Conscientiousness: sự tận tâm, tỉ mỉ, khả năng làm việc đến nơi đến chốn, bám sát các mục tiêu.
2.4. Trắc nghiệm về 7 loại trí thông minh
Bài trắc nghiệm 7 loại trí thông minh cho phép bạn khám phá được bộ não của bản thân, thế mạnh của mình trong những lĩnh vực nào. Theo đó hệ thống sẽ tự động đánh giá các câu trả lời của bạn và phân loại nó thành một trong các trí thông minh sau:
- Trí thông minh âm nhạc
- Trí thông minh không gian
- Trí thông minh vận động
- Trí thông minh số học
- Trí thông minh ngôn ngữ
- Trí thông minh nội tâm
- Trí thông minh tương tác
2.5. Trắc nghiệm 3 thiên hướng học tập
Trắc nghiệm thiên hướng học tập được phát triển từ lý thuyết về 7 loại hình thông minh, tuy nhiên bài trắc nghiệm tập trung hỗ trợ con người học tập thông qua phân loại các thiên hướng học tập như sau:
- Visual: học bằng tranh, quan sát, ghi chép, ảnh, video…
- Kinesthetic: học tốt bằng các hoạt động ngoại khóa, hình thức vận động cơ thể, cái bài tập nhóm trong lớp…
- Editorial: học tốt bằng nghe giảng, các câu chuyện kể miệng, qua âm thanh,…
2.6. Trắc nghiệm hướng nghiệp RIASEC (Holland Code Test)
Trắc nghiệm hướng nghiệp RIASEC là một phương pháp chia tính cách con người thành các nhóm tương ứng với các nhóm công việc khác nhau như sau:
- Realistic: nhóm này hội tụ những người thích lao động thể chất
- Investigative: những người nhóm này thích tư duy tìm tòi
- Artistic: những người Artistic thường thích sáng tạo, nghệ thuật
- Social: đây là nhóm người thích tương tác, hỗ trợ cộng đồng)
- Entrepreneurial: nhóm này thích làm việc tự thân, khởi nghiệp
- Conventional: phù hợp với những người thích công việc ổn định, an toàn
2.7. Trắc nghiệm não trái – não phải
Bài trắc nghiệm não trái – não phải giúp bạn đánh giá thiên hướng sử dụng bán cầu não nào trong quá trình học tập làm việc và các hoạt động sinh hoạt thông thường. Mỗi bán cầu não có nhiệm vụ và chức năng riêng. Những hoạt động của bán cầu não đều có tác động đáng kể đến con người trong cuộc sống.
Trắc nghiệm 9 loại trí thông minh
Tìm hiểu:
Tóm lại trước khi lựa chọn một nhóm nghề nghiệp nào đó, bạn nên tham gia thực hiện các bài tập đánh giá trắc nghiệm tính cách để có cái nhìn toàn diện về tính cách và mức độ tương thích của bản thân với ngành nghề nào đó.