Cây Xạ Đen Là Gì? 5 Tác Dụng Của Xạ Đen Trong Đời Sống

0
918
cây xạ đen

Cây xạ đen là một vị thuốc được liệt trong danh sách những vị thuốc có hàm lượng chất chống ung thư cao bậc nhất trên thế giới. Vì thế mà loại cây này có rất nhiều công dụng khác nhau, nhất là chữa bệnh ung thư.

1. Cây xạ đen là loại cây gì?

Cây xạ đen trong khoa học là loài thực vật họ Celastraceae với tên khoa học đầy đủ là Celastrus Hindsii Benth. Loài cây này còn có tên gọi khác là Bạch Vạn Hoa, cây dây gối, cây ung thư hay cây quả nâu…Tùy vào mỗi quốc gia hay mỗi khu vực có xạ đen mà tên gọi của chúng cũng rất khác nhau.

Trong đông y, loại thảo dược này được biết đến rất nhiều với cái tên là “cây xạ đen” và người ta cũng biết đến loại thảo mộc này nhiều hơn với cái tên này. Với nhiều công dụng trong việc chữa bệnh nan y mà từ đó, nó đã trở thành một loại thảo mộc vô cùng quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe cho con người.

cây xạ đen

Xạ đen còn được gọi là cây ung thư

1.1. Thân cây

Cây xạ đen thuộc loại thực vật dây leo có thân gỗ, cây thường có chiều dài khoảng 3-10m, thường tập trung thành bụi rậm. Cành cây tròn, dẻo, có màu xanh nhạt khi còn non và không có lông. Sau khi trưởng thành thì cây lại có lông mà màu chuyển thành màu xanh thẫm.

1.2. Lá cây xạ đen

Phần lá của xạ đen thường mọc so le với nhau, lá cây có đầu nhọn và phiến lá hình bầu dục. Lá cây có những cặp gân phụ và không có răng cưa, mặt lá không có lông, cuống lá ngắn 5-7mm.

1.3. Hoa

Phần hoa của cây thường mọc chùm ở ngọn hoặc nách của phần thân cây, hoa có màu trắng, cuống hoa khoảng từ 2-4mm, ra hoa vào tầm tháng 3 đến tháng 5 hằng năm tức cuối mùa xuân và đầu mùa hè. 

1.4. Quả cây xạ đen

Quả của xạ đen thường rất nhỏ, có hình trứng, dài tầm 1cm, thường mọc thành từng chùm khác nhau với nhiều cuống. Khi quả khô, nó thường nở ra 3 mảnh, có hạt là màu hồng. Cây thường kết quả tầm tháng 8 đến tháng 12 hằng năm.

2. Cây xạ đen có mấy loại?

Theo các chuyên gia sinh vật học, cây xạ đen thường không có các biến thể khác nhau mà chỉ có một loại. Tuy vậy, nếu xét theo nhóm thực vật xạ thì được chia làm 2 loại chính là xạ đen và xạ vàng.

Trong đó, xạ đen được sử dụng rộng rãi trong y học và dùng làm thuốc chữa bệnh. Xạ vàng tuy cũng có những tác dụng chữa trị nhưng hầu như ít hơn xạ đen nên không phổ biến bằng. Vì thế mà dựa vào những đặc tính này, bạn nên lưu ý để tránh nhầm lẫn xạ đen với các loài cây xạ khác.

cây xạ đen

Xạ đen được sử dụng rộng rãi trong y học và dùng làm thuốc chữa bệnh

2.1. Cách nhận biết

Cây xạ đen có 2 dạng chính là dạng tươi và dạng khô. Tuy vậy, việc nhận biết sẽ dễ dàng hơn nếu nó còn tươi. Xạ đen tươi có thân dày, màu sẫm cây xạ vàng, lá có màu xanh đậm và có màu tím nhưng cây xạ vàng thì không.

Để làm dược liệu, xạ đen được đem phơi khô và có nhựa chảy ra nên thân xạ đen có sắc đen và mùi thơm. Còn với cây xạ vàng thì có màu trắng nhạt, không mùi và có lá khô giòn và dễ nát hơn so với cây xạ đen.

2.2. Cây xạ đen mọc ở đâu?

Cây xạ đen thường sinh trưởng và phát triển trong rừng, đặc biệt là những cánh rừng nguyên sinh có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 1000 – 1500m. Cây phân bố nhiều ở các quốc gia Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar…

Ở Việt Nam, xạ đen chủ yếu phân bố ở các vùng đồi núi cao như vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên hay các vườn quốc gia Ba Vì, Cúc Phương… Đặc biệt, xạ đen phát triển mạnh tại tỉnh Hòa Bình. Vì thế mà nơi đây được xem là quốc gia cung cấp dược liệu cây xạ đen chính cho đất nước.

2.3. Thu hoạch cây xạ đen

Cây xạ đen có thể được thu hoạch bất kỳ lúc nào miễn là cây đủ trưởng thành, đặc biệt là phần lá cây là bộ phận dùng làm dược liệu chính. Còn đối với phần thân và cành thì thường đợi đến cây già mới thu hoạch để sản xuất, vì lúc này thân cây có chứa dược tính cao. Tuy vậy, xạ đen thường sinh trưởng tại các vùng núi cao nên việc thu hoạch đôi lúc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. 

2.4. Cách chế biến thành thuốc

Các chế biến dược liệu bằng cây xạ đen cũng khá đơn giản, không cầu kỳ hay phức tạp. Sau khi thu hoạch về, ta tiến hành rửa sạch đất cát, bụi bẩn rồi để ráo nước. Sau đó, cắt thành những đoạn ngắn thích hợp rồi đem đi phơi nắng cho khô. Nếu không thể phơi nắng, bạn có thể dùng phương pháp sấy khô.

Sau khi lá cây đã khô hoàn toàn cũng là lúc có thể làm dược liệu được. Đem bảo quản cây ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt hay những khu vực gần nước và sử dụng dần.

Xạ đen là loại dược liệu có tính hàn, đắng và hơi chát với rất nhiều tác dụng như điều trị viêm gan, u bướu, giải độc, vàng da hay tiêu viêm… 

triệu chứng của bệnh thận

Xạ đen chữa rất nhiều bệnh về gan

2.5. Thành phần hóa học

Cây xạ đen là dược liệu được rất nhiều chuyên gia y tế quan tâm. Trong có, theo các nghiên cứu mới nhất về loài cây này thì trong nó có chứa những thành phần hóa học như Maytenfolone A, Saponin Triterpenoid, Flavonoid và Quinon. Trong đó, một hợp chất mang tên Flavonoid là hợp chất quan trọng trong ứng dụng chế tạo thuốc và dược liệu hiện nay.

Không những thế mà trong xạ đen còn chứa Acid amin, Cyanoglucoside, Polyphenol hay Tanin… Những dưỡng chất này có tác dụng rất lớn trong việc điều trị ung thư cũng như các bệnh về viêm nhiễm góp phần mang lại giá trị cho sức khỏe con người.

3. Tác dụng của cây xạ đen

3.1. Hỗ trợ chữa trị ung thư

Một lợi ích vô cùng to lớn của cây xạ đen chính là hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Quả thật trong thời gian gần đây, ung thư là một căn bệnh quái ác ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của rất nhiều người. Đây cũng là một vấn đề đáng quan ngại tại Việt Nam. Theo thống kê của WHO thì trung bình Việt Nam có khoảng 126.000 được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và 96.000 trường hợp tử vong vì ung thư mỗi năm.

Nhiều người Việt rất quan ngại vì họ nghĩ phát hiện ung thư đồng nghĩa với việc nhận “giấy báo tử” của chính mình. Nếu xét theo hướng tích cực hơn thì hiện nay nhờ sự phát triển của y học hiện đại cùng tác dụng của xạ đen đã giúp giảm thiểu và ngăn chặn căn bệnh ung thư một cách đáng kể.

Qua đó, có thể thấy đây là một loại dược liệu thần kỳ và không phải khi không mà nó còn có tên gọi khác là “cây ung thư”. Sở dĩ nó được xem là “khắc tinh” của ung thư là do hợp chất  Flavonoid có trong xạ đen giúp chống lại quá trình oxy hóa trong cơ thể, tiêu diệt những tế bào ung thư cũng như hạn chế sự lan rộng của chúng. 

cây xạ đen

Xạ đen hỗ trợ chữa bênh ung thư vô cùng hiệu quả

3.2. Hỗ trợ điều trị các khối u, bướu

Ngoài chữa trị ung thư hiệu quả thì cây xạ đen còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về u bướu cực kỳ hiệu quả. Sử dụng xạ đen giúp ngăn ngừa cũng như khiến khối u bị ức chế và hạn chế sự phát triển của nó trong cơ thể.

Nhờ sự tác động của hợp chất Saponin Triterpenoid mà cây xạ đen còn có tác dụng ngăn chặn sự di căn của các khối u ác tính tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể. Vì thế mà ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng xạ đen là loại dược phẩm tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị các khối u bướu trong y học.

3.3. Điều trị các bệnh viêm gan, xơ gan

Cây xạ đen là một loại thuốc “thần kỳ” giúp chữa trị viêm gan và xơ gân cực kỳ tốt, nhất là với các bệnh như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao… Các bệnh này thường rất gặp ở độ tuổi trung niên do bia rượu, ăn nhiều thức ăn dầu mỡ hay lạm dụng thuốc tây gây ra.

Gan sẽ tăng cường hoạt động để đào thải độc tố dẫn đến quá sức mà bị tổn thương gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Vì thế mà cây xạ đen được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và chữa trị các bệnh về gan. Hơn thế nữa, sử dụng cây xạ đen còn giúp bạn có thể giảm lượng cholesterol trong cơ thể, tạo sự cân bằng các nội tiết tố, tăng sức đề kháng cũng như ngăn chặn những mầm mống gây bệnh.

3.4. Giúp ổn định huyết áp

Cây xạ đen còn giúp cho bạn ổn định huyết áp cực kỳ tốt, thường được sử dụng cho người mắc bệnh huyết áp cao. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng xạ đen mỗi ngày bằng các phương pháp như trà xạ đen giúp điều chỉnh và cân bằng huyết áp lại bình thường. 

cây xạ đen

Cây giúp ổn định huyết áp, tốt cho người già

Liên quan:

  1. Cây Lộc Vừng: Ý Nghĩa Và 7 Tác Dụng Chữa Bệnh
  2. Trái ươi có tác dụng gì? Những cần lưu ý khi sử dụng hạt ươi

Bạn có thể nấu xạ đen cùng với gừng, trong đó cây xạ đen có tính hàn, gừng có tính nóng, có thể trung hòa khi hấp thụ vào cơ thể. Nó cũng sẽ giữ cân bằng, không chỉ ổn định huyết áp mà còn ổn định cơ thể, cải thiện sức khỏe cũng như tinh thần của chúng ta. 

3.5. Giải tỏa căng thẳng thần kinh

Như đã nói, việc sử dụng xạ đen mỗi ngày còn giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là lưu thông tuần hoàn máu não. Cũng vì thế mà xạ đen được sử dụng nhiều trong việc chữa trị các bệnh hoa mắt hay chóng mặt, mang lại sự thoải mái và thư giãn trong đầu óc cho người dùng.

Các nghiên cứu về cây xạ đen cũng chỉ ra rằng, nó có một tác động tích cực đến với hệ thần kinh trung ương, giúp giải tỏa những áp lực, căng thẳng, tạo sự thoải mái, thư giãn cùng sự tỉnh táo, tập trung cao. Hơn hết, xạ đen còn chữa trị các chứng suy nhược cơ thể, mất ngủ, đau đầu hay bệnh thiếu máu…

Có thể nói, nhờ những đặc tính cũng như các thành phần hóa học chứa nhiều hợp chất vô cùng quan trọng trong việc điều trị và chữa bệnh cho con người mà cây xạ đen hiện nay được xem như một loại “thần dược” trong y học, mang đến sức khỏe cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho con người.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây