Hắt xì là một tình trạng rất thường hay gặp ở con người. Vì thế mà không một con người nào mà không hắt xì, nó như một lẽ tự nhiên, là cơ chế phản xạ của cơ thể. Sau đây là sự thật về cơ chế hắt xì của con người mà bạn nhất định phải biết.
1. Tìm hiểu chung về hắt xì
hắt xì hơi là tình trạng gì?
1.1. Cơ chế của hắt hơi là gì?
Nhiệm vụ của mũi không chỉ để nhận biết các mùi hương mà nó còn có nhiệm vụ là “lọc sạch”, làm ẩm, ấm không khí trước khi oxy đi vào phổi. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp vật thể nhỏ nằm bên ngoài môi trường xâm nhập và gây kích thích màng nhầy trong mũi cũng như cổ họng của bạn.
Vì thế mà chúng sẽ gửi những tín hiệu lên não và kích hoạt phản xạ cơ chết hắt hơi nhằm đẩy rất cả những vi khuẩn và tạp chất ra khỏi mũ. Quá trình này chỉ xảy ra trong vài giây, và khi hắt xì hơi, người ta thường có cơ chế nhắm mắt, vòm miệng mềm lại, lưỡi được gà ép xuống và mặt sau lưỡi được nâng lên để chắn lối thông khí từ phổi đến miệng tạo lực ép khiến cho không khí được đẩy ra ngoài qua đường mũi.
1.2. Nguyên nhân nào gây hiện tượng hắt xì hơi?
Bên cạnh nguyên nhân do vật thể lạ xâm nhập trái phép vào đường thở, thì “thủ phạm” gây hắt xì còn có thể đến từ những trường hợp sau:
Dị ứng: Dị ứng là một tình trạng rất đáng để kể đến. Nó liên quan đến hệ thống miễn dịch của bạn. Thông thường, hệ thống miễn dịch luôn bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bởi vi khuẩn hay Virus xâm nhập. Một khi cơ thể kích thích tình trạng dị ứng thì hệ thống miễn dịch bắt đầu làm việc và xác định vật thể mầm mống gây bệnh và đào thải chúng thông qua quá trình hắt xì hơi.
Nhiễm trùng: Nhiễm trùng cũng là một điều đáng được nhắc đến. Đó có thể là do do virus cảm lạnh và cảm cúm thông thường…điều này cũng sẽ làm bạn thường xuyên bị hắt xì hơi mỗi khi bị cảm cúm hay bị nhiễm lạnh.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
- Chấn thương bộ phận mũi.
- Ngừng dùng các thuốc giảm đau như nhóm opioid.
- Hít các chất kích thích, bao gồm có cả bụi và hạt tiêu.
- Hít không khi lạnh.
1.3. Làm thế nào để khắc phục chứng hắt hơi?
Để khắc phục tình trạng này đó là bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây hắt xì trước tiên. Điều đó giúp bạn có một cách giải quyết cụ thể và rõ ràng nhất và thực hiện những thay đổi để giảm kích ứng cho cơ thể.
2. Điều trị nguyên nhân gây hắt xì
Nếu dị ứng là một trong những “thủ phạm” kích hoạt cơn hắt xì ở bạn thì bạn nên liên hệ với chuyên gia y tế để tìm ra nguyên nhân gây dị ứng và tránh xa chúng tốt nhất có thể.
Ngoài ra, có Một số loại thuốc kháng histamin được đưa vào kê đơn hay những loại thuốc không kê đơn như loratadine (Claritin) và cetirizine (Zyrtec) có thể giúp khắc phục triệu chứng nhanh chóng.
Các nguyên nhân gây ra hắt hơi
Tìm hiểu:
Đối với các trường hợp dị ứng nặng, các chuyên gia y tế có thể sẽ khuyên bạn áp dụng liệu pháp giải mẫn cảm. Đó là phương pháp tiêm vào cơ thể một liều lượng nhỏ các chất có thể gây dị ứng để cơ thể có thể làm quen cũng như không tạo ra các phản ứng dị ứng nữa.
Nếu như hắt xì là triệu chứng nhiễm trùng của cơ thể thì đầu tiên bạn nên liên hệ và phối hợp với chuyên gia y tế để tìm biện pháp xử lý kịp thời. Các lựa chọn các phương pháp điều trị sẽ hạn chế hơn do hiện tại chưa có loại kháng sinh nào có thể điều trị được virus gây cảm lạnh hay cảm cúm.
Thông thường, bạn có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi để giảm nghẹt mũi hay chảy nước mũi. Cũng có trường hợp nên sử dụng thuốc kháng virus để đẩy nhanh thời gian phục hồi. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn.
Hắt xì nhìn chung là một cơ chế phòng vệ của con người nhằm đào thải các tác nhân xấu thâm nhập vào cơ thể. Nhờ đó mà ta được bảo vệ. Tuy vậy, việc hắt hơi cũng là một cảnh báo đối với tình trạng sức khỏe cơ thể của mình. Hãy để ý và có biện pháp nhanh chóng, kịp thời nhất nhé.