Ngọc Trai Vì Sao Lại Đắt Giá? Lý Giải Sức Hút Từ Ngọc Trai

0
1147
ngọc trai

Ngọc trai khác với các loại đá quý được hình thành trong lòng đất bởi nó sinh ra từ biển cả. Loài ngọc biển này là tạo hóa của biển và gắn liền với hàng loạt nền văn hóa cổ. Bạn đã biết tại sao loại ngọc này lại đắt giá đến vậy hay chưa?

Chẳng ai biết ngọc trai xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết nó được sinh ra từ biển cả và gắn liền với những truyền thuyết kì bí đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhiều năm trước, một nhóm khảo cổ học đã tìm thấy một mảnh trang sức ngọc biển trong quan tài bằng đá của một công chúa Ba Tư có niên đại từ năm 420 trước Công nguyên. Hiện nay mảnh trang sức được trưng bày ở Điện Louvre. Điều này như một bằng chứng chứng minh cho sự xuất hiện của ngọc trai đã có từ rất lâu và được sử dụng để làm các món nữ trang cách đây mấy thiên niên kỷ.

1. Truyền thuyết về viên ngọc quý hiếm của biển cả

Ngọc biển có một sức hút đầy hấp dẫn bởi hình dạng tròn vành và đầy đặn với thứ ánh sáng hết sức kỳ lạ. Người xưa dễ dàng liên tưởng nó đến hình ảnh ánh trăng và nhanh chóng trở nên phổ biến và thành giai thoại của nền văn hóa cổ.

Chẳng hạn trong thần thoại Ba Tư, ngọc trai được hình thành từ những giọt sương do hầu nuốt xuống khi nó rơi xuống biển. Trong khi đó người Hy Lạp lại quan niệm nó chính là những giọt nước mắt của nữ thần tình yêu Aphrodite.

Tại Trung Quốc cổ đại, những thiếu nữ quý tộc luôn mang chuỗi ngọc trai trên cổ với ý nghĩa thể hiện sự trinh trắng. Ngược lại ở Châu Âu, những hiệp sĩ Trung Cổ mong muốn mang theo ngọc trai trắng với mong ước về chiến thắng trở về.

Những viên ngọc biển còn xuất hiện trong Kinh Thánh Cổng Thiên Đường với 12 cổng là 12 hòn ngọc trai. Trong cổ tích Hindu, vị thần Krishna đã tặng người vợ của mình những viên ngọc biển chứng minh cho tình yêu và sự hòa hợp giữa đôi bên. Tuy nhiên khi sang La Mã cổ đại, giới quý tộc thượng lưu sử dụng ngọc biển như một biểu tượng cho quyền thế và giàu có.

Sự đắt đỏ của ngọc biển đã được thể hiện từ rất sớm khi vào thế kỷ I trước Công nguyên quan chấp chính tối cao của nhà độc tài Cộng Hòa La Mã Julius Caesar đã thông qua đạo luật không cho phép tầng lớp bị trị đeo ngọc trai.

Viên ngọc trai lâu đời nhất cho đến nay hiện đang được trưng bày ở Abu Dhabi. Qua nghiên cứu bằng phương pháp đồng vị phóng xạ cacbon, viên ngọc trai được xác định có tuổi đời lâu đến nỗi vượt xa viên ngọc trai của nữ hoàng Cleopatra.

Theo nhiều truyền thuyết và giai thoại kể lại, Nữ hoàng Cleopatra vốn sở hữu 2 viên ngọc trai quý giá nhất thời điểm đó. Khi thấy Anthony thường hưởng thụ những bữa ăn hoang phí xa xỉ nhất, Nữ hoàng đã giễu cợt hỏi rằng, liệu ông có thể xơi hết 10.000.000 sesterces trong một bữa tối hay không. Hai người quyết định cá cược và cuối cùng phần thắng thuộc về Cleopatra.

Chuyện kể rằng, khi Anthony được chuẩn bị một bữa tối và mang lên. Danh tướng cảm thấy đắc thắng không thôi. Thì trong lúc đó, Cleopatra chỉ nhẹ nhàng gỡ một viên ngọc trai đang đeo rồi cho vào cốc giấm và uống hết cốc nước đầy. Khi bà chuẩn bị đem viên thứ hai cùng hòa tan vào cốc giấm, Lucius Plants, trọng tài của vụ cá cược đã tuyên bố người thắng cược là Cleopatra.

Tuy nhiên Cleopatra vẫn chưa phải người đầu tiên biết đến phương pháp hòa tan ngọc trai bằng giấm và uống. Tại Ba Tư, nơi đây chính là ngôi nhà lý tưởng cho những con trai ngọc. Thực tế sự đa dạng và đặc sắc của ngọc trai còn được thể hiện thông qua tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của Jules Verne xuất bản cuối thế kỷ thứ 19 khi thuyền trưởng Nemo sở hữu cả một túi ngọc biển hay giáo sư Aronnax đã thấy một viên ngọc trai to như quả dừa,…

ngọc trai

Truyền thuyết về viên ngọc quý hiếm của biển cả

2. Khởi nguồn của Thời đại Ngọc trai (Pearl Age)

Thế kỷ 15 và 16 là giai đoạn nở rộ của ngọc biển. Christopher Columbus và nhóm người Tây Ban Nha đã có những chuyến viễn du thám hiểm các vùng đất mới. Ban đầu tham vọng của họ chỉ là khám phá Tân thế giới. Song từ khi khám phá ra kho tàng ngọc trai tại khu vực Trung và Nam Mỹ mọi mục tiêu đã thay đổi!

Phát hiện này làm tăng vốn kho báu của những đế quốc phương Tây. Đồng thời nó còn mở ra một trào lưu sử dụng ngọc biển trong giới hoàng gia và quý tộc châu Âu vào thế kỷ 16.

Nói không ngoa khi thế kỉ 15 chính là Thời đại ngọc trai (Pearl Age) khi mà nhu cầu về ngọc trai của giới quí tộc gia tăng chóng mặt. Có cầu ắt có cung, ngư dân thợ lặn trên khắp thế giới đổ xô đi tìm ngọc biển tự nhiên bất chấp số lượng ngọc biển ngày càng cạn kiệt. Tuy vậy chính nhờ lượng lớn ngọc biển tiêu thụ mỗi năm, hàng nghìn lao động nghèo được giải quyết việc làm.

3. Những cuộc săn ngọc đánh cược bằng cả mạng sống

Trước thế kỷ 20, các thợ lặn trầm mình xuống biển tìm trai ngọc mà không có bất kì bảo hộ an toàn nào. Vì vậy việc lặn mò ngọc biển là một công việc hết sức nguy hiểm đòi hỏi người lặn phải đánh cược cả mạng sống của bản thân.

Nhiều tai nạn đáng tiếc diễn ra vào thời đại ngọc trai này. Nhiều người bị chết đuối, chết bởi áp suất nước hay bị cá mập tấn công ngày càng gia tăng. Trong khi đó công cụ lấy ngọc của những người thợ lặn hết sức thô sơ và không đảm bảo an toàn.

Không phải con hàu nào cũng có thể sinh ra ngọc biển, vì vậy mỗi người thợ lặn nhiều nhất có thể tìm được từ 3 – 4 viên cho một tấn hàu. Nếu đủ may mắn, những người thợ lặn sẽ tìm được những viên ngọc biển sáng bóng và hoàn hảo. Chất lượng của ngọc biển được đánh giá tương tự như các loại đá quý chẳng hạn như kích thước, hình dạng, màu sắc và độ bóng. Ngoài ra yếu tố quan trọng khác của ngọc biển là độ dày của xà cừ. Đây đại biểu cho tuổi thọ cũng như độ sáng bóng của ngọc.

ngọc trai

Những cuộc săn ngọc đánh cược bằng cả mạng sống

4. Kho báu ngọc biển trù phú của Vịnh Ba Tư

Bán đảo Ả Rập nổi tiếng không phải bởi dầu mỏ, mà là ngọc trai. Không nơi nào có nhiều ngọc trai hơn vịnh Ba Tư, thuộc bán đảo Ả Rập ngày nay. Cấu trúc địa chất và nhiệt độ nước ở nơi này rất thích hợp để làm nơi sinh sống cho hàu Pincada radiate. Vịnh Ba Tư còn được gọi là Vịnh Ngọc trai bởi vẻ đẹp hoàn hảo và có giá trị thương mại cao nhất thế giới suốt thế kỷ 19.

Theo các nhà nghiên cứu, Số lượng tàu huy động đến tìm ngọc trai lên đến hơn 2.000 con tàu được cử đến Vịnh Ba Tư. Trong đó có khoảng 900 tàu từ Bahrain, hơn 400 từ Abu Dhabi, 300 từ Dubai và khoảng 350 từ Doha.

Đối với các thương nhân, sau khi thu thập ngọc trai, những người này sẽ phân phối đến các khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, và các khu vực Trung Quốc, Ấn Độ. Tuy nhiên sự khai thác quá độ đã và đang khiến tình trạng nguồn hầu hoang dã tại vịnh Ba Tư và một số khu vực khác trên thế giới ngày càng cạn kiệt. 

ngọc trai

Kho báu ngọc trai trù phú của Vịnh Ba Tư

5. Con người có thể tạo ra ngọc trai theo ý muốn

Sự săn bắt hàu một cách bừa bãi và không có kế hoạch khiến số lượng ngọc trai tự nhiên trở nên khan hiếm trong tự nhiên. Khi đó con người nghĩ đến giải pháp nhân tạo để tạo ra những viên ngọc trai nhân tạo đẹp hoàn hảo.

Đầu năm 1900, người Nhật Bản phát triển kỹ năng nuôi cấy ngọc trai tự nhiên. Khi đó nghề lặn bắt ngọc trai đã gần như biến mất tại Abu Dhabi. Giờ đây các công viên giải trí và công ty du lịch đều vẫn còn giữ lại hình thức này như một hoạt động giải trí cảm giác mạnh.

Cụ thể, ông Kokichi Mikimoto, cha đẻ của ngành công nghiệp nuôi cấy ngọc biển hiện đại đã thử nghiệm nuôi nhân tạo một loại ngọc trai Akoya và đã thành công sau gần 10 năm thử nghiệm.

Trong thời gian đó, nhà sinh vật học Tokichi Nishikawa và một thợ mộc Tatsumi Mise đã thành công nhân giống ngọc trai Akoya. Mise phát minh ra chiếc kim ghép đặc biệt và được cấp bằng sáng chế vào năm 1907. Không lâu sau đó cả hai nhà khoa học phát hiện ra mục tiêu chung trong sáng chế của hai người nên họ đã thống nhất cùng nghiên cứu. Từ đó phương pháp Mise-Nishikawa ra đời và được ứng dụng trở thành kỹ thuật ghép ngọc phổ biến nhất.

Sau đó đến năm 1916, Mikimoto đã tiến một bước trong việc hoàn thiện các bước ghép ngọc sao cho viên ngọc trai hoàn hảo nhất. Từ đó ông đã phổ biến phương pháp ghép ngọc mới của mình ra rộng rãi khắp nơi trên thế giới.

Ngọc trai biển có đặc điểm cứng hơn, bóng đẹp hơn và bền hơn so với ngọc trai nước ngọt. Vì vậy, ngọc biển có giá thành đắt đỏ gấp đôi sản phẩm tương tự có cùng kích thước với ngọc trai nước ngọt. Tất nhiên đối với các dòng trai ngọc biển nước ngọt, nó có dải màu sắc phong phú hơn và hình dáng đa dạng, tỷ lệ cấy ghép thành công cao hơn. Những người Trung Hoa là những sư phụ trong lĩnh vực nuôi cấy trai nước ngọt bằng cách cấy các kim loại vào bên trong vỏ trai.

Ngọc trai nước ngọt có nhiều màu sắc hơn từ trắng ngà đến hồng đào, tím oải hương. Một số công ty nuôi những loại trai chưa có màu sắc thấy được trong tự nhiên. Ngoài ra hình dáng đặc thù của nó với màu sắc lấp lánh cầu vòng thu hút sự chú ý của nhiều người. Nhiều người thậm chí còn đặt riêng các mẫu ngọc trai theo sở thích cá nhân với chi phí hết sức đắt đỏ.

ngọc trai

Con người có thể tạo ra ngọc trai theo ý muốn

Tìm hiểu:

  1. Top Mỹ Phẩm Laneige Được Yêu Thích Nhất Hiện Nay
  2. 4 Loại Serum Tốt Nhất Nàng Nhất Định Phải Có

Ngọc trai quá là một báu vật đến từ biển cả từ thời xưa đến nay. Sự xuất hiện của loài ngọc biển này đã góp phần tạo nên sự phong phú trong các nguyên liệu làm nữ trang, mang lại những món nữ trang tinh xảo thu hút ánh nhìn của người khác. 

Nguồn: Mỹ phẩm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây