Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Cập Nhật Mới Nhất Trong Năm 2020

0
870
mức đóng bảo hiểm xã hội

Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện đang là một vấn đề đang rất được quan tâm đối với người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu? Sau đây sẽ là mức đóng BHXH được cập nhật mới nhất 2020.

1. Cách tính mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Về cơ sở pháp luật quy định mức đóng bảo hiểm xã hội

– Dựa theo Luật bảo hiểm xã hội 2014;

– Dựa theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP đã hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội.

– Dựa theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP được quy định rằng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đang làm việc theo HĐLĐ có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm

Theo như quy định tại Quyết định 959/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 09 tháng 09 năm 2015, tiền lương đóng bảo hiểm sẽ được tính như sau:

Đối với các doanh nghiệp người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị đó quyết định thì tiền lương tháng được đóng các khoản như BHXH, BHTN, BHYT là khoản tiền lương được ghi như trong hợp đồng lao động. 

mức đóng bảo hiểm xã hội

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động

Bắt đầu từ 01/01/2020, khoản tiền lương thoe từng tháng đóng bảo hiểm là mức lương, phụ cấp lương cũng như các khoản bổ sung khác theo như quy định của pháp luật lao động.

Tỉ lệ các khoản trích theo lương

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội vào năm 2014, tỉ lệ các khoản trích theo mức độ lương năm 2016 bao gồm:

– Bảo hiểm xã hội (BHXH)

– Bảo hiểm y tế (BHYT)

– Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

– Kinh phí công đoàn (KPCĐ)

Cụ thể đó là dựa theo quy định tại Điều 5, Điều 14 và Điều 18 thuộc Quyết định 959/QĐ-BHXH có hiệu lực vào ngày 09 tháng 09 năm 2015, tỉ lệ các khoản trích bảo hiểm sẽ như sau:

Các khoản trích theo lương Đối với doanh nghiệp (tính vào chi phí) (%) Đối với người lao động (trừ vào lương) (%) Cộng (%)
1. BHXH 17.5 8 25.5
2. BHYT 3 1.5 4.5
3. BHTN 1 1 2
Tổng cộng bảo hiêm (%) 21,5 10.5 32
4. KPCĐ 2 0 0
Bảng tỉ lệ các khoản trích bảo hiểm

2. Năm 2020 mức lương đóng BHXH sẽ được xác định như sau

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu/1 tháng

– Mức trả sẽ không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện bình thường.

– Mức trả sẽ cao hơn ít nhất 7% so với những mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động hay những chức danh phải qua học nghề và đào tạo nghề.

–  Mức trả sẽ cao hơn ít nhất 5% đối với người lao động hoặc chức danh có điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm…7% đối với người làm công hay chức danh có điều kiện lao động đặc biệt trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc hiện tại hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong những điều kiện lao động bình thường.

mức đóng bảo hiểm xã hội
Mức đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2019

Bắt đầu từ 01/01/2020, mức lương tối thiểu vùng sẽ được thực thi theo như Nghị định 90/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 157/2018/NĐ-CP được quy định với mức lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc theo như trong hợp đồng lao động.

Quy định mức lương tối thiểu ở các vùng áp dụng đối với người lao động đối với các doanh nghiệp như sau:

– Mức lương 4.420.000 đồng/tháng được áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I.

– Mức lương 3.920.000 đồng/tháng được áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II.

– Mức lương 3.430.000 đồng/tháng được áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III.

– Mức lương 3.070.000 đồng/tháng được áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV.

Và sẽ thêm 7% đối với lao động đã qua đào tạo theo như quy định tại khoản 2, Điều 6, thuộc Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

– Vùng 1: 4.420.000+(  4.420.000 *7%) = 4.729.400  đồng/tháng.

– Vùng 2: 3.920.000+ (3.920.000*7%) = 4.194.400 đồng/tháng.

– Vùng 3: 3.430.000+ (3.430.000*7%) = 3.670.100  đồng/tháng.

– Vùng 4:  3.070.000+ ( 3.070.000*7%) = 3.284.900  đồng/tháng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa: Bằng 20 tháng lương cơ sở

Lương cơ sở ở đây được quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 là: 1.490.000 đồng/tháng.

Qua đó mà từ 01/01/2020: Mức lương hàng tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Và từ 01/7/2020, mức lương tối thiểu chung sẽ được tăng lên 1.600.000 đồng/tháng theo như Nghị quyết số 86/2019/QH14 được thông qua ngày 12/11/2019 của Quốc hội về những dự toán ngân sách nhà nước vào năm 2020.  Mức lương hàng tháng đóng BHXH tối đa sẽ là 20 x 1,6 = 32 triệu đồng/tháng.

mức đóng bảo hiểm xã hội

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa

Tin thêm:

  1. Tra Cứu Mã Số Bảo Hiểm Xã Hội Theo Quyết Định 595/QĐ-BHXH
  2. Hướng Dẫn Các Bước Tra Cứu Bảo Hiểm Y Tế Mới Nhất 2020

Có thể thấy, với năm 2020 sẽ có những thay đổi rõ rệt đối với mức đóng bảo hiểm xã hội. Qua đó mà người lao động hay người sử dụng cũng cần phải chú ý và có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Nguồn: Việc làm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây