2 Mẫu Bài Văn Câu Cá Mùa Thu Của Tác Giả Nguyễn Khuyến

0
3339
câu cá mùa thu

Bài thơ “Câu cá mùa thu” là một trong ba bài thơ của chùm bài thơ về mùa thu được sáng tác bởi thi sĩ Nguyễn Khuyến. Qua đó mà tác giả muốn hướng đến vẻ đẹp tĩnh lặng của mùa thu nơi làng quê xưa, khắc họa rõ nét bức tranh mùa thu của quê nhà giai đoạn những năm 1884.

1. Mẫu Phân Tích Bài Thơ Câu Cá Mùa Thu 1

Thu điếu là bài thơ nằm trong chùm bài thơ về mùa thu nổi tiếng nức danh trong tuyển tập thơ Nôm của Nguyễn Khuyến. Bài thơ còn được gọi với cái tên là “câu cá mùa thu” nói về cảnh đẹp tĩnh lặng của mùa thu nơi làng quê ông sinh sống, từ đó mà cũng nỗi cô đơn, nỗi buồn của một nhà Nho nằng tình với đất nước này. Thu điếu cùng với Thu vịnh và Thu ẩm được nhà thơ viết trong khoảng thời gian lui khỏi chốn quan trường mà sống ẩn dật tại quê nhà năm 1884.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Hai câu thơ đầu mở ra cho ta một không gian nghệ thuật, một khung cảnh mùa thu đồng quê với ao thu trong vắt, lạnh lẽo, với một chiếc thuyền “bé tẻo teo” đậu giữa sông. Chiếc ao thu có nước trong veo tới độ dường như có thể nhìn được tận dưới đáy một cách rõ ràng, tỏa ra một luồng khí lạnh lẽo cả một không gian. 

câu cá mùa thu

Bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến

Những hình ảnh đầu tiên hiện ra gợi cho ta thấy mùa thu ở đây không ở giai đoạn đầu mùa chỉ là những cái se lạnh đầu mùa. Mà đây là khoảng thời gian đã vào tiết Thu Phân, Thu Mạt nên mới lạnh lẽo đến như vậy.

Trên mặt “Ao thu” xuất hiện hình ảnh chiếc thuyền như lại là “chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Chứng tỏ rằng không gian vô cùng tịch mịch và yêu tĩnh, độc nhất một chiếc thuyền câu ngoài giữa hồ gợi tả sự cô đơn, trơ trọi giữa không gian lạnh lẽo rộng lớn này.

“Bé tẻo teo” cho ta thấy một sự bé nhỏ vô cùng. Hơn nữa, âm điệu vần thơ giữa 2 câu thơ cũng tạo sự thu hút đối với cảnh vật này: trong veo – bé tẻo teo. Tất cả điều đó tạo một nét mùa thu thật đẹp và êm đềm.

Sóng nước theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Hai câu thơ tiếp theo thể hiện sự tài tình của Nguyễn Khuyến khi thực tả không gian hai chiều. Trong đó có sự hòa hợp về màu sắc, có sóng biếc, có lá vàng. Thể hiện được hình ảnh gió thổi nhè nhẹ nhưng cũng đủ làm cho chiếc lá thu vàng khẽ đưa vèo,  làm cho sóng biếc gợn lăn tăn từng làn. Với thủ pháp nghệ thuật Phép đối tài tình làm nổi bật lên nét thu thật yên tĩnh, khung cảnh cũng lãng mạn và nên thơ.

Với ngòi bút cực tinh tế của Nguyễn Khuyến trong việc dùng từ hết sức gợi tả, lấy cái lăn tăn của mặt hồ “hơi gợn tí” cùng với lá thu trước gió xoay xoay khẽ đưa vèo lột tả hết những sự chuyển động của cảnh vật dù là nhỏ nhất.

Bức tranh “câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến cũng dần được mở rộng thông qua hai câu thơ tiếp theo:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Thông qua 2 câu thơ trên của bài thơ “Câu cá mùa thu”, không gian được mở rộng ra thêm nữa với bầu trời thu xanh ngắt, thăm thẳm, rộng lớn và bao la. Những áng mây trên trời cứ “lơ lửng” nhè nhẹ trôi giữa bầu trời. Điều đó đủ thấy bầu trời mùa thu thật đẹp. Đó là một bầu trời thoáng đãng, tĩnh lặng và êm đềm.

Hình ảnh tiếp tục hiện ra đó là những “ngõ trúc” thể hiện con đường làng “quanh co” nhưng không có người qua lại, không có một tiếng động nào, tất cả dường như rơi vào một sự tĩnh lặng tuyệt đối. Điều này diễn tả một cảm xúc cô đơn, trống vắng của nhà thơ.

“Ngõ trúc” cũng là một hình ảnh xuất hiện nhiều trong văn thơ, đặc biệt là trong câu thơ Tam nguyên Yên Đổ, hình ảnh ngõ trúc gợi tả cho ta về một tình yêu quê hương, xóm làng với nhiều cảm xúc bâng khuâng, man mác:

Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy

Thuyền ai khách đợi bến đâu đây?

Với 2 câu thơ này của Nguyễn Khuyến, hình ảnh “Ngõ trúc” và “tầng mây” cũng được xem là những hình ảnh đẹp của mùa thu tại làng quê, vô cùng thân thuộc và gần gũi. Dường như người thi sĩ Nguyễn Khuyến đang mơ màng và chìm đắm mình trong những cảnh vật nơi đây.

câu cá mùa thu

 

“Câu cá mùa thu” được xem là bài thơ tuyệt tác trong văn học cổ

Cho đến 2 câu cuối của bài thơ “Câu cá mùa thu” xuất hiện một đối tượng thú vị khác đó là:

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Thu điếu có nghĩa là câu cá mùa thu. Với 6 câu đầu, nhà thơ đã cho ta thấy được khung cảnh mùa thu với rất nhiều hình ảnh bình dị: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, ngõ trúc, tầng mây. Tiếp theo, với 2 câu cuối, ta cũng bắt gặp hình ảnh con người giữa cảnh vật này. Một tư thế rất “nhàn” đó là “Tựa gối ôm cần” cùng với một sự chờ đợi “lâu chẳng được”.

Nhưng bất chợt, cá đớp động dưới chân bèo khiến người chợt giật mình chợt tỉnh khỏi giấc mộng mùa thu.

2 câu thơ khiến người đọc liên tưởng câu chuyện Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông vị hơn mấy ngàn năm về trước. Duy chỉ có tiếng cá đớp động sau tiếng lá thu xào xạc đưa vèo, hình ảnh ấy được xem là tiếng thu của làng quê xưa. 

Tất cả những âm thanh ấy đều hòa quyện vào nhau tạo nên cái hồn cho mùa thu của quê hương. Còn người câu cá thì có tâm trạng thật cô đơn, trống vắng, lặng lẽ buồn giữa cuộc đời sống thanh bạch, thanh cao, đáng được kính trọng.

Như nhà thơ Xuân Diệu sau này đã khen ngợi cái diệu xanh trong Thu điếu. Có những màu xanh ao, xanh sóng, xanh tre, xanh trời…Nhưng chỉ có một màu vàng của lá cây xào xạc khẽ đưa vèo trước gió. Từ đó, tạo cho ta cảm giác êm đềm tĩnh lặng nhưng vẫn man mác buồn, nhưng cũng thể hiện một tình yêu quê hương, đất nước say đắm.

2. Mẫu Phân Tích Bài Thơ 2

Trong bốn màu thì mùa thu là một mùa gợi lên nhiều cảm xúc nhất và là mùa có nhiều bài thơ cũng như nhiều thi sĩ miêu tả nó nhất. Hơn hết, đối với nền thơ ca Việt Nam, các chùm bài thơ về mùa thu là nổi bật hơn cả. Riêng với nhà thơ Nguyễn Khuyến đã sáng tác ra chùm bài thơ thu gồm ba bài đó là: Thu Vịnh, Thu Ẩm, Thu Điếu.

Các bài thơ trong chùm thơ thu thể hiện rất rõ nét vẻ đẹp của mùa thu cùng với tình yêu quê hương, đất nước của bản thân. Trong đó, “Thu điếu” có nghĩa là câu cá mùa thu. Được mệnh danh là một bài thơ đặc sắc nhất trong chùm thơ thu của Nho sĩ Nguyễn Khuyến

“Thu điếu” hay còn gọi là “Câu cá mùa thu” được viết bằng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tinh tế mang tính hình tượng và có giá trị biểu cảm cao. Trong đó, thể hiện cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam, tất cả đều được thể hiện thông qua ngòi bút của thi sĩ nhà Nho Nguyễn Khuyến.

câu cá mùa thu

Mùa thu là mùa của những nỗi niềm

Hai câu đầu với sự xuất hiện của hình ảnh ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao “trong veo” tỏa ra khí lạnh của mùa thu thể hiện qua từ láy “lạnh lẽo”. Qua đó, có thể thấy mùa thu hiện ra với những màn sương khói bao trùm cả những cảnh vật xung quanh. 

Xa hơn nữa đó là sự xuất hiện của hình ảnh “chiếc thuyền câu” nhưng lại rất là “bé tẻo teo”. Đọc 2 câu thơ thì có thể thấy hình ảnh “ao thu” và “chiếc thuyền” là hai hình ảnh được Nguyễn Du lấy làm trung tâm chính, những hình ảnh này là vô cùng bình dị và thân thuộc đối với khung cảnh làng quê yên bình, giản dị.

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

Với hai câu thơ tiếp theo trong bài thơ “câu cá mùa thu”, ta có thể thấy sự tả thực tạo ra những nét vẽ vô cùng tài hoa làm rõ thêm cái hồn của mùa thu hơn nữa:   

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

“biếc” gợi cho ta thấy màu xanh biếc của những cơn sóng “hơi gợn tý” của ao làng cùng với sắc vàng của lá thu đang “đưa vèo” trước gió. Bằng cách sử dụng nghệ thuật đối mà Nguyễn Khuyến đã vô cùng thành công khi tả thực những hình ảnh trên.

Hai câu luận mở rộng thêm các không gian miêu tả đặc sắc. Tạo một bức tranh thu đã có chiều sâu lại có thêm chiều cao qua hình ảnh bầu trời “xanh ngắt” có chứa những “tầng mây” bay lơ lửng trên bầu trời tạo một không gian vô cùng yên bình và êm đềm. Không chỉ với bài thơ này mà Nguyễn Khuyến diễn tả trời thu “xanh ngắt thông qua cả 3 bài thơ:

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

(Thu vịnh)

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt

(Thu ẩm)

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

(Thu điếu)

“Xanh ngắt” là một từ diễn tả một màu xanh có chiều sâu. Chứng tỏ, bầu trời thu ở quê hương, nơi mà ông sinh sống không phải là bầu trời âm u, xám xịt mà là một bầu trời rất đẹp với một màu xanh thăm thẳm, tươi sáng với những áng mây trắng trôi nhè nhẹ trên bầu trời. Tất cả hiện ra với hình ảnh vô cùng yên bình, êm đềm, không hối hả, vội vã.

Tiếp đến là câu thơ với hình ảnh “ngõ trúc quanh queo” ý diễn tả một con đường ở thôn quê nhưng lại là “khách vắng teo” đó là khung cảnh mọi người trong làng đều đã ra đồng làm việc. Trong làng cũng chẳng còn ai đi trên con đường làng nữa. Thôn xóm vắng lặng, không có bóng người qua lại. 

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Trước cảnh vật êm đềm ấy là một nỗi buồn cô tịch, cô đơn, trơ trọi giữa khoảng không vắng lặng này. Cũng vì thế mà mùa thu nổi tiếng là mùa của những nỗi niềm, những suy nghĩ bâng quơ, trắc trở.

câu cá mùa thu

Trước cảnh vật êm đềm ấy là một nỗi buồn cô tịch, cô đơn, trơ trọi của nhà thơ

Tìm hiểu:

  1. 2 Mẫu Phân Tích Tác Phẩm “Hai Đứa Trẻ” Của Nhà Văn Thạch Lam
  2. 3 Bài Học Kinh Doanh Được Rút Ra Từ Tam Quốc Diễn Nghĩa

Cái ý vị của bài thơ “câu cá mùa thu” là ở hai câu kết: 

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

“Tựa gối ôm cần” là hình ảnh tư thế của người câu cá và đây cũng được xem là tư thế nhà nhã, không hối hả, vội vàng, thoát khỏi vòng danh lợi giữa cuộc sống này. Tuy vậy, một tiếng động cá đớp bèo khiến người câu cá như chợt tỉnh mộng giữa giấc mộng của mùa thu. Điểm đặc biệt là đến từ từ “đâu” một từ gợi lên cho chúng ta thấy sự mơ hồ, xa vắng như chợt tỉnh giấc mộng.

Câu chữ như nói lên nỗi niềm của nhà thơ, vốn là một nhà Nho thanh bạch đã từng giữ vị trí cốt cán của triều đình, con đường danh vọng rộng mở nhưng trước khung cảnh đấu đá, cạnh tranh vô cùng khốc liệt ấy cũng như bất lực trước tình cảnh của nước nhà nên ông đã can đảm dứt bỏ áo quan để về quê sống ẩn dật. 

Vì thế mà hình ảnh ôm cần câu cá cũng thể hiện tâm hồn của vị thi sĩ Nguyễn Khuyến đang chìm đắm trong giấc mộng của mùa thu, nhưng chợt tỉnh giấc mà trở về với thực tại thông qua câu thơ cuối đắt giá nhất “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Với âm thanh “cá đớp động dưới bèo” làm nổi bật lên giữa khung cảnh yên tĩnh vắng lặng ấy. Như một sự hòa quyện giữa cảnh vật với tình người. Có thể nói thiên nhiên đối với Nguyễn Khuyến như một người bạn tri kỉ giúp cho ông như được an ủi rất nhiều.

Thơ từ lâu được xem là sự cách điệu của tâm hồn, là mảnh đất màu mỡ để thiền hiện cảm xúc của mỗi người. Cũng vì thế mà Nguyễn Khuyến đã thể hiện rất thành công cảm xúc cũng như tình yêu thiên nhiên, đất nước của mình thông qua bài thơ “Câu cá mùa thu” của ông. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là một nhà thơ kiệt xuất trong nền thơ ca cổ điển của Việt Nam.

Nguồn: https://1hot.vn/giao-duc-viec-lam/giao-duc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây