Khoai tây là một loại củ phổ biến và hầu như được dùng hàng ngày trong các bữa ăn. Củ khoai tây có những chất dinh dưỡng nào và có lợi gì cho cơ thể chúng ta? Hãy cùng đọc bài viết để hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của củ này nhé!
1. Tìm hiểu chung về khoai tây
Khoai tây là một củ mọc ngầm trên rễ của cây có tên tiếng Anh là Solanum tuberosum. Cây này thuộc bộ Cà, có liên quan mật thiết đến cây cà chua và cây thuốc lá.
Loại củ này có nguồn gốc là từ vùng Nam Mỹ, sau đó được du nhập đến vùng châu Âu vào thế kỷ 16. Hiện tại nó được trồng thành nhiều giống khác nhau trên toàn thế giới.
Loại củ này khá đa năng, có giá trị dinh dưỡng cao mà giá thành tương đối rẻ, dễ trồng, dễ chăm sóc. Do đó, nó được nhiều hộ gia đình chọn làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày.
Khoai tây có thể được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau như luộc, chiên, nướng, làm các món ăn nhẹ,…
2. Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
Củ khoai tây
Khoai tây khi được nấu chín ở trạng thái còn nguyên vỏ rất tốt. Đây là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ví dụ như là Kali, Vitamin C.
Phần lớn trong thực phẩm này là nước, ngoài ra còn có các thành phần khác như là carbs, protein và một lượng vừa phải các chất xơ. Đặc biệt, loại củ này hầu như không có chất béo.
Trong 100g khoai tây luộc/ nấu chín còn nguyên vỏ có các phần dinh dưỡng là:
- Nước: 77%
- Calo: 87
- Protein: 1,9 gram
- Carbs: 20,1 gram
- Đường: 0,9 gram
- Chất xơ: 1,8 gram
- Chất béo: 0,1 gram
2.1. Carb
Thành phần chủ yếu của khoai tây là carb, hoạt động dưới dạng tinh bột. Hàm lượng carb trong loại củ này thường dao động từ 66-90% trọng lượng khô của nó.
Đồng thời, trong củ này cũng chứa một lượng nhỏ các loại đường đơn giản như là sucrose, glucose và fructose.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì loại thực phẩm không phù hợp. Vì củ này thường được xếp hạng cao về chỉ số đường huyết.
Tuy nhiên, cũng có một số loại củ có mức đường huyết trung bình. Điều này còn phụ thuộc vào sự đa dạng và cũng như phương pháp chế biến loại củ này của người sử dụng. Một mẹo nhỏ đó là khi nấu xong có thể làm lạnh khoai tây để làm giảm tác dụng của chúng đối với lượng đường trong máu và giảm chỉ số đường huyết – GI xuống còn 25-26%.
2.2. Khoai tây có nhiều chất xơ
Khoai tây luộc chính
Trong khoai tây không có chứa nhiều chất xơ. Tuy nhiên, nếu bạn dùng chúng thường xuyên thì loại củ này cũng có thể cung cấp cho bạn một lượng chất xơ đáng kể.
Đối với loại thực phẩm này, phần chứa nhiều chất xơ nhất là phần vỏ, chiếm tới 12%. Trong đó, các sợi khoai tây chủ yếu ở dạng không hòa tan. Chẳng hạn như là pectin, cellulose và hemicellulose.
Bên trong củ này còn chứa các lượng tinh bột khác nhau. Đây là một loại chất xơ được dùng để nuôi dưỡng các lợi khuẩn, vi sinh vật sống trong ruột giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa trong chúng ta. Tinh bột kháng cũng góp phần nhằm kiểm soát lượng lượng đường trong máu.
2.3. Khoai tây chứa nhiều chất đạm
Hàm lượng protein trong khoai tây khá thấp. Nó dao động từ mức 1-1,5% khi còn tươi và từ 8-9% theo thể trọng khi đã khô. Nếu so sánh củ này với các loại lương thực khác như là mì, gạo, ngô thì thực phẩm này là loại có lượng protein thấp nhất.
Trong củ này có chứa protein chính là patatin. Chất này có thể gây ra phản ứng dị ứng đối với một số người. Vì vậy, những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì hãy cân nhắc trước khi sử dụng một cách cẩn thận.
2.4. Vitamin và các khoáng chất
Đây là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu
Xem thêm:
- Top 12 Lợi Ích Của Chanh Dây Đối Với Sức Khỏe
- Tổ yến – Loại Thực Dược Phẩm Của Người Phương Đông Cổ Kim
Đây cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Đặc biệt là vitamin C và Kali.
- Kali là loại khoáng chất chiếm phần lớn trong thành phần của khoai tây. Tập trung chủ yếu nhiều nhất là phần vỏ và rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Vitamin C là loại vitamin chính trong củ này. Tuy nhiên nếu bạn nấu chín hoặc chế biến không đúng cách thì lượng vitamin C có thể giảm đáng kể.
- Folate chất này thì tập trung chủ yếu ở vỏ khoai tây. Đặc biệt là ở những củ khoai tây có ruột có màu. Chất này giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư ác tính. Giúp tăng cường lượng máu cho phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai.
- Vitamin B6 là loại vitamin có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Nó tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất béo, chất đạm và cả carbohydrate.
2.5. Hợp chất thực vật khác
Khoai tây còn chứa rất nhiều các hợp chất thực vật hoạt tính sinh học, chủ yếu là tập trung ở phần vỏ của quả. Đồng thời, các giống cây này mà có vỏ và phần ruột của củ màu tím hoặc màu đỏ. Những giống này sẽ chứa hàm lượng polyphenol cao. Đây là một chất chống oxy hóa, rất tốt đối với sức khỏe tổng thể của con người.
- Axit clo hóa đây là chất polyphenol chính trong khoai tây.
- Catechin là một trong những loại chất chống oxy hóa. Chất này thì chiếm tỷ lệ 1/3 tổng hàm lượng polyphenol và cũng là chất có nhiều nhất trong khoai tây tím.
- Lutein: Chất này được tìm thấy nhiều nhất ở củ có ruột vàng. Lutein cũng là một chất chống oxy hóa carotene. Nhiệm vụ của chất này là giúp tăng cường sức khỏe của mắt.
- Glycoalkaloids: Đây là một nhóm chất phytonutrients độc hại được sản xuất bởi khoai tây. Nó được coi là một liệu thuốc tự nhiên chống lại côn trùng và các mối đe dọa khác. Đồng thời, Glycoalkaloids có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe nếu như bạn sử dụng với số lượng lớn.
3. Lời kết
Khoai tây chứa giá trị dinh dưỡng rất cao, tốt cho sức khỏe cơ thể, tim mạch, tiêu hóa,… của con người. Nhưng có một số trường hợp không nên ăn loại củ này quá nhiều như là người bị tiểu đường, người bị dị ứng,… Bạn hãy lưu ý những thông tin được cung cấp trong bài viết này để có chế độ ăn uống cho phù hợp nhé!