Editor Là Gì? Những Thông Tin Mà Bạn Cần Biết Về Editor

0
1686
editor là gi

Editor là gì? Muốn làm việc và trở thành một editor cần những yếu tố nào và kỹ năng nào? Bài viết là những thông tin cho bạn để hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.

Editor là gì? Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe về nghề editor. Nhưng chắc mọi người vẫn chưa biết được editor là ngành nghề gì? Vậy editor là làm những gì và làm thế nào để trở thành một editor chuyên nghiệp? Hãy cùng nhau tìm hiểu những thông tin về editor nhé. 

 1. Editor là gì? 

1.1. Định nghĩa về ngành Editor

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại ngày nay, nhiều ngành nghề đã ra đời trong đó có nghề editor. Và thực tế hiện nay, bất cứ ngành nghề nào cũng cần tới các editor. Có thể nói, editor là một ngành nghề quan trọng trong các doanh nghiệp. Vậy editor là gì

editor là gì
Editor được định nghĩa như thế nào?

Editor theo tiếng anh có nghĩa là biên tập viên. Đây là một trong những nghề sử dụng chất xám để kiếm tiền. Editor có thể hiểu là một người đọc phê bình và yêu thích ngôn từ. Công việc của họ là đánh bóng và trau chuốt một câu chuyện hoặc một bài báo.

Trình chỉnh sửa được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau và cho nhiều loại sản phẩm; chẳng hạn như tạp chí, báo, blog và sách.

Các editor sẽ lập kế hoạch, chỉnh sửa và điều phối tài liệu để xuất bản trên báo, tạp chí, sách hoặc trang web. Họ xem xét các ý tưởng câu chuyện và xác định tài liệu nào có khả năng làm hài lòng độc giả nhất. Sau đó đưa ra các đề xuất để cải thiện sản phẩm cũng như đề xuất các tiêu đề.

1.2. Đặc trưng của ngành editor là gì

Các biên tập viên có trách nhiệm kiểm tra các dữ kiện, chính tả, ngữ pháp và dấu câu. Họ cũng chịu trách nhiệm đảm bảo rằng một bài báo tương ứng với các hướng dẫn phong cách nội bộ và cảm thấy trau chuốt và tinh tế khi hoàn thành. 

Cũng có lúc người biên tập cần cắt bỏ những gì không phù hợp với mục đích của tác phẩm. Và hướng sự chú ý đến những khu vực mà khán giả nên tập trung. Có thể nói, editor là người chịu trách nhiệm về nội dung, cũng như là người ở bước cuối cùng trước khi đưa ra sản phẩm. 

Có lẽ sự thay đổi lớn nhất hiện nay đó là đặc tính công việc của các editor. Nếu như ngày xưa, editor chỉ được biết đến như những người biên tập trong các tòa soạn báo, viết văn và các công việc liên quan đến văn bản và chữ. 

editor là gì
Các công việc của một editor là gì?

Thì với sự phát triển của xã hội hiện nay, editor được biết đến nhiều hơn. Họ là những người biên tập, chỉnh sửa các sản phẩm liên quan đến truyền thông như video, clip, film,… Và mọi thứ liên quan đến đến chỉnh sửa những tác phẩm nghệ thuật đều được gọi là Editor.

1.3. Editor trong thời buổi hiện đại

Hầu hết các editor làm việc trong các văn phòng. Tuy nhiên, việc các editor làm việc từ xa  hoặc làm freelance đang dần trở nên phổ biến hơn. Editor là một công việc yêu cầu sử dụng đến chất xám nhiều. Vì vậy, editor thường có thu nhập cao và được chi trả một khoản tiền xứng đáng.  

Trong mỗi thời đại khác nhau thì editor lại thể hiện trình độ của mình khác nhau, những editor có được kỹ năng tốt và sáng tạo nhiều thì sẽ giúp ích hơn rất nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ được hưởng mức lương rất cao tỷ lệ thuận với trình độ. Song, nghề editor này có rất nhiều căng thẳng vì yêu cầu thời hạn phải hoàn thành công việc. 

2. Ngành Editor trong SEO

Một khái niệm khác mà chúng ta nên hiểu rõ chính là editor trong SEO. Trong SEO hiện nay nghề editor bao gồm hai loại, một là người đi backlink, hai là người viết bài. Backlink là một trong bốn yếu tố vô cùng quan trọng trong SEO chỉ sau nội dung. Nói một cách nôm na thì đây là phương pháp liên kết từ website khác tới website của bạn.

Như vậy, có thể thấy editor trong SEO là có thể dùng nội dung hoặc dùng kỹ thuật để làm việc. Tuy nhiên, tất nhiên trong SEO thì nội dung vẫn quan trọng hơn. Vì thực chất các báo đã có nhiều backlink rồi nên việc chăm chút về nội dung vẫn là cần thiết đối với một editor. 

3. Công việc của editor là gì?

3.1. Editor các sách, báo, tạp chí, tòa soạn

3.1.1. Nhiệm vụ

Công việc của một editor rất đa dạng, có thể bao gồm ở nhiều vị trí khác nhau. Nói về sách báo thì công việc của editor là đọc nội dung và sửa lỗi ngữ pháp, chính tả và dấu câu. Họ có thể viết lại văn bản để khán giả có thể dễ dàng hiểu những gì đã được viết. 

Editor phải xác minh sự kiện với các nguồn tham khảo tiêu chuẩn và đánh giá các bài nộp từ người viết để họ có thể xác định nội dung sẽ xuất bản. Các editor sẽ làm việc với người viết. Giúp câu chuyện và ý tưởng của họ thành công bằng cách đưa ra lời khuyên và cách cải thiện. Họ cũng có thể đề xuất các tiêu đề để có thể thu hút sự chú ý của người đọc. 

editor là gì
Các công việc của editor như thế nào?

Ngoài ra, các editor sẽ phân bổ không gian cho các hình minh họa, văn bản và ảnh tạo nên chất liệu cho câu chuyện. Và phê duyệt các phiên bản cuối cùng của sản phẩm do nhân viên gửi.

3.1.2. Có các lĩnh vực khác nhau để editor làm việc

  • Trưởng ban biên tập: Chịu trách nhiệm xác định nội dung viết và đưa ra các phương hướng biên tập. Là người điều hành và có kinh nghiệm nhiều nhất trong đội ngũ Editor. 
  • Trợ tá biên tập: Đây là vị trí có nhiệm vụ chỉ đạo một bộ phận nhất định của tờ báo hoặc tạp chí hay tập san. Chịu trách nhiệm phân công, chia việc cho đội ngũ viết bài. Thuê các phóng viên hoặc cộng tác viên bên ngoài tìm kiếm nội dung cho chủ đề và chỉ đạo xuất bản các ấn phẩm.
  • Biên tập sách: Đóng vai trò quan trọng trong việc soạn thảo và chỉnh sửa bản in trước khi cho ra mắt sản phẩm.
  • Biên tập sửa bài: Vị trí này có thể xem là trợ tá đa năng, phụ việc với các editor khác trong mọi việc, có thể trực tiếp đánh giá để chỉnh sửa cho phù hợp.

Các tác giả tiểu thuyết, các nhà văn,… có thể thuê các editor xem xét việc cải thiện bản thảo của họ. Như cốt truyện, đối thoại, các yếu tố câu chuyện, đặc điểm, thứ tự cảnh, bối cảnh, giọng nói, điểm nhìn, lựa chọn từ ngữ, cú pháp, nhịp độ, và cấu trúc câu.

3.2. Editor video,film

Phim ảnh và các video giải trí mà bạn được xem hàng ngày được tạo ra bởi những đội ngũ editor. Một sản phẩm được tạo ra qua các công đoạn như lên ý tưởng, kịch bản, nội dung, quay phim, diễn viên,… Và một trong những vị trí quan trọng chính là editor.

Công việc chính của một editor video hoặc film đó sử dụng các công cụ và phần mềm trên máy tính hoặc các thiết bị công nghệ. Để xây dựng những đoạn hình ảnh và đoạn phim kèm với các âm thanh, kỹ xảo và tạo nên một đoạn clip hoặc bộ phim hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, việc lược bỏ đi những đoạn thừa không cần thiết cũng là việc của editor. 

Do đó, một editor trình độ cao không những sử dụng thành thạo các phần mềm chỉnh sửa, photoshop,… Mà còn có kiến thức tốt trong việc xây dựng lồng ghép hình ảnh, đồng thời có tính sáng tạo cao trong công việc.

3.3. Các yếu tố cần có để trở thành editor là gì?

3.3.1. Kỹ năng chỉnh sửa nội dung

Nếu muốn trở thành một editor chuyên nghiệp, bạn cần phải có khả năng hành văn tốt. Để có thể cảm nhận được những câu văn có mượt mà, có logic không, lời văn trau chuốt, ý văn rõ ràng, và đặc biệt là không sai chính tả. 

Phải có khả năng nhặt sạn, soi lỗi, đọc hiểu và có thể dễ dàng diễn đạt lại những ý chính thành một đoạn nội dung cho người đọc hiểu một cách mạch lạc. 

Công việc chính của một editor các tờ báo, tạp chí hay các trang blog,…  đều liên quan đến con chữ. Do đó, nên khả năng ngôn từ là không thể thiếu của một editor. Sức mạnh của “ngôn từ” được coi là trợ thủ đắc lực của người editor. Nếu có được khả năng về ngôn ngữ chắc chắn con đường trở thành editor chuyên nghiệp sẽ dễ dàng hơn.

3.3.2. Tỉ mỉ và cẩn thận

Editor thường là người cho ra sản phẩm ở bước sau cùng nên cẩn thận trong công việc là rất cần thiết. Với một số công việc kiểm tra, chỉnh sửa và nhận xét các tác phẩm báo chí thì tỉ mỉ, chỉn chu và cẩn thận, tránh sai sót sẽ đảm bảo chất lượng cho bài viết và các đoạn phim ảnh. 

Ngoài ra, để trở thành một editor thì cũng cần đến những kiến thức nhất định trong nghề. Có như vậy, bạn mới được đánh giá cao và mang lại nhiều lợi ích cũng như thu nhập xứng đáng hơn.

3.3.3. Yếu tố sáng tạo:

Trên thực tế cho thấy rằng, những tác phẩm truyện, sách báo, phim ảnh với ý tưởng mới sẽ thu hút nhiều khán giả hơn. Vì vậy, editor giỏi sẽ là người có nhiều sự sáng tạo trong công việc của mình, góp phần cho sự thành công của tác phẩm và bản thân hơn.

4. Tương lai của nghề editor là gì?

Thực sự Editor là một công việc đòi hỏi tính sáng tạo. Tuy nhiên, nó lại là một ngành nghề theo khuôn khổ và sẽ có nhiều áp lực bởi sẽ đòi hỏi về thời gian hoàn thành. Nghề editor hiện nay rất phổ biến với bằng chứng là hàng nghìn các editor tại Việt Nam.

Với số lượng ngày càng nhiều, chắc hẳn sẽ có người lo lắng về sự cạnh tranh trên thị trường. Thế nhưng thành quả của editor hoàn toàn dựa vào bản thân, không hề có sự mất công bằng. Chính vì vậy những editor mới vào nghề, ít kinh nghiệm nên cố gắng và có thể vượt qua những người lâu năm và có nhiều kinh nghiệm hơn.

editor là gì
Editor là một nghề có xu hướng phát triển

Quan tâm:

  1. Fresher Là Gì? Những Thông Tin Mà Bạn Cần Biết Về Fresher
  2. Kỹ Sư Xây Dựng Và Những Kỹ Năng, Kiến Thức Cần Thiết

4.1. Công việc 

Editor thực sự là một công việc khá là tự do, có thể lựa chọn làm việc theo FreeLance hoặc cống hiến cho các tập đoàn, doanh nghiệp. Đa số các editor hiện nay thường chọn làm việc Freelance để có môi trường cũng như thư thái, thoải mái về thời gian làm việc. 

Thế nhưng đi kèm với những điểm tích cực đó là nghề editor luôn phải chạy deadline. Deadline thực sự quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến thu nhập của bạn.

4.2. Phát triển 

Nghề editor ở thời điểm hiện tại và trong tương lai sẽ rất phát triển theo xu hướng thời đại công nghệ số 4.0. Hiện nay, rất nhiều ngành nghề với mục tiêu đưa sản phẩm gần đến người tiêu dùng và khách hàng mà họ nhắm đến đều cần đến các sản phẩm của editor, nên bạn sẽ có nhiều cơ hội về nghề nghiệp, việc làm.

Hơn nữa sự phát triển của một editor không chỉ dựa vào tuổi nghề; mà chủ yếu dựa trên trình độ và sự nắm bắt thời thế. Hãy chịu khó tham khảo và học hỏi thêm từ các tài liệu, thông tin trong nước và cả nước ngoài để có thể tiếp thu và có cho mình kiến thức cần thiết. 

KẾT

Bài viết trên là những thông tin bạn cần biết về nghề editor. Hy vọng qua đây bạn sẽ hiểu được editor là gì và một vài khía cạnh liên quan đến nghề editor. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây