Đăng Ký Kinh Doanh Và Những Bất Cập Trong Pháp Luật Doanh Nghiệp

0
2020
đăng ký kinh doanh

Hoạt động đăng ký kinh doanh (ĐKKD) mang ý nghĩa quan trọng, được nhà nước công nhận tính hợp pháp trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, xã hội ngày càng phát triển, các quy định về đăng ký vấp phải nhiều bất cập.

1. Tại sao doanh nghiệp nên đăng ký kinh doanh?

Trong kinh doanh buôn bán bất cứ mặt hàng, dịch vụ nào, tiến hành đăng ký kinh doanh là một trong những quyền và nghĩa vụ mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình kinh doanh của bạn. Cụ thể bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích khi thực hiện đăng ký kinh doanh như sau:

đăng ký kinh doanh

Tại sao các doanh nghiệp nên đăng ký kinh doanh

1.1. Đăng ký kinh doanh để có sự bảo đảm của nhà nước

Một chủ thể kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp đồng nghĩa với với việc được nhà nước công nhận thành lập và hoạt động một cách hợp pháp theo dạng tổ chức. Khi đó các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được hợp pháp hóa theo luật kinh doanh. Đồng thời bất kì hoạt động kinh doanh nào của tổ chức cũng được thực hiện công khai, minh bạch hay nói cách khác là nhận được sự bảo hộ của nhà nước theo đúng quy định pháp luật.

1.2. Lòng tin của khách hàng

Một doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận ĐKKD được xem là một doanh nghiệp đáng tin cậy có đầy đủ cơ sở để chịu trách nhiệm với khách hàng. Trong bất kì hoạt động thương mại nào khi có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và cả khách hàng. Có thể nói đây là cơ sở tạo dựng niềm tin với khách hàng tốt nhất.

1.3. Lòng tin của nhà đầu tư

Không chỉ tìm kiếm sự tin tưởng của khách hàng, các doanh nghiệp còn mong muốn nhận được nhiều sự tin tưởng đến từ phía chủ đầu tư từ đó có cơ hội huy động vốn phát triển thị trưởng. Thông thường các chủ đầu tư quan tâm đến tư cách tiến hành hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh hay chưa.

1.4. Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt

Tiến hành ĐKKD đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp doanh nghiệp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền sẽ phạt hành chính đối với hành vi trên.

2. Bất cập trong quy định đăng ký kinh doanh

Thành lập doanh nghiệp là yêu cầu tối thiểu của đầu tư và phát triển kinh tế. Tuy nhiên việc đăng ký kinh doanh không phải lúc nào cũng suôn sẻ trong vấn đề đăng ký. Thực tế việc đăng ký và các quy định gặp phải nhiều bất cập trong quá trình áp dụng.

2.1. Vốn pháp định còn hình thức

Căn cứ theo Điều 5 của Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp có quy định về những ngành nghề có điều kiện và điều kiện kinh doanh trong đó có bao gồm cả vốn pháp định.

Theo như quy định, có khoảng 16 ngành nghề kinh doanh cần phải có vốn pháp định. Tuy nhiên nghị định lại không quy định các trình tự thủ tục và cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định vốn pháp định. Trên thực tế ngân hàng là cơ quan có thẩm quyền xác định vốn pháp định. Điều này dựa trên cơ sở một khoản tiền nhà đầu tư gửi vào.

Thực tế việc chứng minh vốn pháp định vẫn chưa được quy định cụ thể trong cả Luật Doanh nghiệp, nghị định 139/NĐ-CP thay nghị định 88/2006/NĐ-CP. Nội dung về vốn pháp lệnh được quy định khá chung chung khiến các nhà đầu tư cho rằng việc xác định vốn pháp lệnh chỉ là hoạt động mang tính hình thức. Điều này còn kéo theo các cơ quản, tổ chức có thẩm quyền không thể kiểm soát được vốn pháp lệnh của các doanh nghiệp.

2.2. Chứng chỉ hành nghề chưa phù hợp

Tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh quy định một số nghề phải có chứng chỉ hành nghề. Thực tế theo pháp luật hiện hành, có khoảng 14 ngành nghề yêu cầu cần phải có chứng chỉ.

Trong đó một số ngành quy định giám đốc phải là người có chứng chỉ hành nghề. Đối với một số ngành khác đòi hỏi người trực tiếp phụ trách hoạt động phải có chứng chỉ hành nghề.

Thực tế là quy định này không phù hợp để áp dụng vào thực tiễn, giám đốc là người quản lý chung điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Đối với một số hoạt động chuyên môn, doanh nghiệp có thể thuê nhân viên quản lý với trình độ quản lý tương ứng với lĩnh vực kinh doanh.

Trong trường hợp công ty kinh doanh nhiều ngành nghề không thể bắt buộc giám đốc phải có nhiều chứng chỉ hành nghề trong nhiều lĩnh vực. Do đó có thể thấy, yêu cầu về chứng chỉ hành nghề chỉ mang yếu tố hình thức.

Thực tế khi ĐKKD theo quy định pháp luật, đa số các chủ sở hữu sẽ “mượn” chứng chỉ để hợp pháp hóa về mặt thủ tục. Ngoài ra yêu cầu về chứng chỉ hành nghề không thể kiểm soát một cách chặt chẽ được trong trường hợp người lao động có chứng chỉ hành nghề chấm dứt hợp đồng.

2.3. Quy định chuyển nhượng không thống nhất

Thứ nhất sự không thống nhất trong quy định chuyển nhượng là yêu cầu giấy tờ chứng minh hoàn tất chuyển nhượng có xác nhận của công ty. Trong phần hồ sơ chuyển đổi của công ty TNHH 1 thành viên lên công ty TNHH 2 thành viên, nghị định 88/2006/NĐ-CP đã quy định, trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp, kể từ ngày quyết định thay đổi trong thời hạn 10 ngày làm việc, công ty phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh.

Trong đó, kèm theo thông báo phải có hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực “đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty.

Tuy nhiên, nghị định không quy định những loại tài liệu nào thì được coi là giấy tờ chứng minh cho việc chuyển nhượng. Theo đó các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra các loại tài liệu chứng thực này.

Trong khi đó khi đăng lên website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thủ tục thay đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên không hề quy định về việc cần có giấy tờ xác minh để hoàn tất chuyển nhượng. Sự thiếu thống nhất này đã cản trở quá trình cấp phép của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Quy định về cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính về chuyển nhượng vốn đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài còn chưa được rõ ràng chính là điểm bất cập thứ 2. Thực tế công ty sau khi chuyển nhượng đã vấp phải nhiều vấn đề về phần vốn góp của bên Việt Nam trong công ty giảm xuống dưới 49%

Đồng thời chưa quy định rõ công ty sẽ phải đăng ký chuyển đổi ở cơ quan đăng ký kinh doanh hay cơ quan quản lý đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

đăng ký kinh doanhQuy định về chuyển nhượng kinh doanh

Tin thêm:

  1. FMCG Là Gì – Những Điều Chúng Ta Cần Biết Về Ngành Này
  2. Tìm hiểu nhanh streamer là nghề gì? Sự hấp dẫn của nghề streamer

3. Bất cập trong đăng ký kinh doanh qua mạng

Đăng ký kinh doanh qua mạng hiện nay đã đơn giản hóa thủ tục hành chính, thể hiện bước tiến của công tác quản lý khi áp dụng công nghệ số vào quản lý thủ tục hành chính. Những việc áp dụng đăng ký kinh doanh qua mạng hiện nay đang còn bất cập và hạn chế nhất định.

3.1. Vướng mắc trong công tác quản lý

  • Vì thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng là thủ tục nộp hồ sơ tại nhà qua mạng mà không cần đến phòng đăng ký kinh doanh để nộp đơn. Vì vậy, cơ chế quản lý biên lai thu phí và mức lệ phí không phù hợp. Nói cách khác dù bạn đăng ký kinh doanh tại nhà nhưng vẫn phải đến tận nơi đăng ký để nộp phí. Điều này khiến người nộp hồ sơ phải đi lại nhiều lần gây cản trở công việc và không tiết kiệm thời gian.
  • Việc đọc hồ sơ tài liệu thông qua máy tính được gửi qua mạng thường khó có thể rà soát và kiểm bằng hình thức đọc bản giấy. Bởi lẽ hồ sơ đăng ký kinh doanh không chỉ bao gồm thông tin kê khai theo biểu mẫu mà còn là tính hợp lệ trong hồ sơ được scan kèm theo.
  • Hệ thống phần mềm trực tuyến dùng để đăng ký kinh doanh cũng còn hạn chế do thường bị quá tải, hồ sơ mở chậm hay thiếu những tiện ích để nhận biết quá trình đã xử lý.
  • Thông tin thông báo cho doanh nghiệp còn chưa đảm bảo thể hiện đúng tính chất của văn bản hành chính là nộp bằng giấy. Thiếu dấu hiệu nhận biết để phân công hồ sơ một cách nhanh chóng.
  • Định dạng file như thế nào là phù hợp với mỗi loại tài liệu đính kèm vẫn chưa được xem xét. Nhiều trường hợp hệ thống vẫn cho phép doanh nghiệp gửi hồ sơ lên hệ thống trong khi doanh nghiệp điền thiếu hoặc sai biểu mẫu nên mất thời gian của cả tổ chức và cơ quan quản lý.

3.2. Vướng mắc đối với doanh nghiệp

Vấn đề áp dụng đăng ký kinh doanh qua mang đã được áp dụng thí điểm tại một số tỉnh thành phố trong đó có Hà Nội, song doanh nghiệp gặp rất nhiều rắc rối và khá hoang mang trước cách đăng ký mới này.

Vậy nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc này là do đâu?

  • Việc thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng cần phải có chữ ký số công cộng hoặc chữ ký số doanh nghiệp mới có thể thực hiện. Điều này không phải trở ngại đối với những doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, hoặc các doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng điện tử. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thói quen sử dụng chữ ký số.
  • Việc tiếp cận và xử lý thông tin qua mạng đối với đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp của các cơ quan có thẩm quyền còn hạn chế. Nguyên nhân phần lớn bắt nguồn thói quen sử dụng dịch vụ hành chính điện tử chưa phổ biến. Ngoài ra để tối ưu hóa công tác quản lý thủ tục đăng ký qua mạng cần phải có sự đầu tư trang thiết bị như máy tính, máy scan văn bản, tài khoản ngân hàng thanh toán trực tuyến khi thực hiện giao dịch,… Việc đăng ký kinh doanh trực tuyến còn khá mới mẻ gây nhiều khó khăn trong việc phổ biến các quy định cho người dân.

Đặc biệt chi phí sử dụng chữ ký điện tử còn cao đặc biệt đối với các doanh nghiệp có nhiều thành viên hay cổ đông sáng lập. Do chưa có sự đầu tư đúng đắn vào cơ sở vật chất, hệ thống phần mềm ĐKKD trực tuyến hay bị quá tải hoặc bị chậm.

Có thể thấy hình thức đăng ký kinh doanh đã và đang được điều chỉnh để trở nên đa dạng và dễ thực hiện hơn. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu tối ưu hóa các công tác quản lý đăng ký kinh doanh, nhà nước cần đảm bảo giải quyết các bất cập gây nhức nhối hiện nay. Hi vọng rằng trong tương lai, đăng ký kinh doanh sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây