Bác sĩ nội trú là hệ đào tạo các sinh viên y khoa vừa tốt nghiệp. Đây là hệ đào tạo những bác sĩ giỏi nhất để trở thành những bác sĩ chuyên khoa đầu ngành nghề sau này. Hãy cùng mình tìm hiểu về hệ đào tạo này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bác sĩ nội trú
Trải qua 6 năm học tập, vượt qua hàng chục kỳ thi, những bạn sinh viên được cầm trong tay tấm bằng bác sĩ. Các bạn có quyền tự hào về thành quả học tập của mình và tự tin đứng vào hàng ngũ nhân viên y tế. Vào thời điểm này, có ba con đường để các bạn lựa chọn:
- Trở thành bác sĩ tại một đơn vị khám chữa bệnh. Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm, các bạn có thể đăng ký thi các chương trình đào tạo sau đại học như: cao học, chuyên khoa I, chuyên khoa II.
- Trở thành bác sĩ nội trú tại các bệnh viện. Đây là con đường ngắn nhất để các bạn học tập liên tục sau khi ra trường.
- Trở thành cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu y khoa
Hệ bác sĩ nội trú là hình thức đào tạo đặc biệt chỉ có ở các trường Đại học Y. Tại Việt Nam, hệ đào tạo này xuất hiện cách đây gần 100 năm mà thế hệ đầu tiên là những thầy thuốc nổi tiếng như giáo sư Hồ Đắc Di, giáo sư Tôn Thất Tùng…
Đây là hình thức đào tạo đặc biệt chỉ có ở các trường Đại học Y
Có thể nói bác sĩ nội trú bao gồm những sinh viên xuất sắc được tuyển chọn ngay sau khi kết thúc chương trình đại học để tiếp tục học tập, đào tạo trở thành bác sĩ chuyên khoa. Thời gian đào tạo bác sĩ nội trú là 3 năm. Nếu như hệ đào tạo cao học tuyển bác sĩ có ít nhất hai năm kinh nghiệm trong chuyên ngành thì chương trình này chỉ có 1 kỳ thi mỗi năm cho các sinh viên vừa tốt nghiệp. Vì vậy, các bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để thi và trở thành bác sĩ nội trú.
2. Điều kiện để tham gia dự tuyển
Hàng năm, có khoảng 5-10% số sinh viên được tuyển vào bác sĩ nội trú bệnh viện. Để có đủ điều kiện tham dự kỳ thi tuyển này, sinh viên phải có được những điều kiện nhất định về kết quả học tập và rèn luyện trong suốt thời gian học đại học, bao gồm các tiêu chuẩn từ năm Y1 như:
- Các môn ôn thi nội trú phải có điểm tổng từ 7.0 trở lên
- Môn chuyên ngành phải đạt 8.0
- Không môn nào thi lại
- Có phẩm chất đạo đức tốt
- Người đăng ký dự thi phải có đủ sức khỏe để học tập và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Có bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp bác sĩ
- Trong quá trình học đại học không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên
Điều kiện để được tham dự kỳ thi tuyển bác sĩ nội trú là rất cao do đó nếu các em có mong muốn được làm ngành này thì nhất định cần phải cố gắng học giỏi ngay từ những môn học đầu tiên của năm thứ nhất và thường xuyên phấn đấu trong suốt sáu năm học để có đủ điều kiện dự thi.
3. Hình thức thi tuyển bác sĩ nội trú
Hình thức thi tuyển sinh: thi trắc nghiệm, 90 phút/môn thi. Bao gồm 4 môn thi:
- Môn 1 và môn 2 là môn chuyên ngành.
- Môn thi 3 là cơ sở bao gồm đề tổng hợp kiến thức 4 môn như: Giải phẫu; Sinh lý học; Hóa sinh y học và Y sinh học di truyền
- Môn thi 4 là ngoại ngữ
4. Điều kiện xét tuyển và điều kiện trúng tuyển
Điều kiện xét tuyển bao gồm:
- Các môn thi chuyên ngành và cơ sở đạt trên 5,0 điểm
- Ngoại ngữ trên 50 điểm
Xét trúng tuyển:
- Tính tổng điểm môn chuyên ngành 1, chuyên ngành 2 và môn cơ sở, xếp từ cao xuống thấp
- Đăng ký chuyên ngành theo trình tự tổng điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu
5. Đặc điểm của bác sĩ nội trú
Đặc diểm để trúng tuyển bác sĩ nội trú
Xem ngay:
- Top 8 Agency Uy Tín Nhất Hiện Nay Tại Thị Trường Việt Nam
- Công Nghệ Sinh Học – Thông Tin, Những Lợi Ích Và Rủi Ro
Hệ đào tạo bác sĩ nội trú có các đặc điểm sau:
- Chỉ tuyển chọn những sinh viên xuất sắc nhất
- Là một chương trình đào tạo sau đại học, đào tạo các bác sĩ chuyên khoa
- Nội dung đào tạo bao gồm ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên môn. Đặc biệt là về kỹ năng khám bệnh và phẫu thuật.
- Đào tạo liên tục và không bị gián đoạn
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, bác sĩ nội trú phải có những yêu cầu sau:
- Thường trú tại bệnh viện 24/24 giờ.
- Tham gia điều trị, theo dõi bệnh nhân, thực hiện tiểu phẫu, phẫu thuật
- Hỗ trợ các đồng nghiệp về chuyên môn
- Báo cáo trực, báo cáo tình hình giao ban nội trú hàng ngày.
- Tham gia giảng lâm sàng, tiền lâm sàng cho sinh viên theo sự phân công
- Tham gia các hoạt động của bộ môn khi được yêu cầu.
- Hoàn thành tất cả các chứng chỉ. Các chứng chỉ chuyên môn phải đạt từ 7.0 điểm trở lên. Các chứng chỉ hỗ trợ phải đạt từ 6.0 điểm trở lên. Không được phép thi lại.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học và viết luận văn tốt nghiệp
6. Phần kết
Thông qua bài viết này, mình đã cung cấp cho các bạn đầy đủ những thông tin về bác sĩ nội trú. Nhờ đó, các bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về hệ đào tạo này để các sinh viên y khoa có những quyết định đúng đắn cho tương lai của mình.