Máy chấm công vân tay hiện đang là một loại thiết bị được sử dụng phổ biến tại các cơ quan, doanh nghiệp, các văn phòng lớn nhỏ trên khắp thế giới. Hơn nữa, đây cũng loại thiết bị hay phát sinh lỗi nhất. Sau đây là 8 lỗi thường gặp của máy chấm công vân tay.
1. Máy chấm công vân tay không nhận dạng vân tay
Một lỗi rất phổ biến đến từ máy chấm công vân tay đó là không nhận dạng được vân tay khi nhân viên chấm công. Điều này cũng gây ra những bất lợi và khó khăn vào mỗi cuối tháng khi chấm công quyết toán lương của một công ty hay văn phòng nào đó.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng rất đa dạng. Đó có thể là do lúc đặt tay khi đăng ký vị trí vân tay cũng như vị trí lúc chấm công bị lệch hoặc khác nhau. Điều này mọi người cũng cần phải để ý kĩ và cẩn thận.
Việc này được khắc phục bằng cách đặt lại vân tay sao cho việc tiếp xúc bề mặt nhận vân tay được rộng và đầy đủ nhất. Nếu máy còn không nhận nữa thì cần đăng ký vân tay lại từ đầu.
Máy chấm công không nhận dạng vân tay
2. Máy chấm công vân tay không kết nối được với máy tính
Một vấn đề khá nhức nhối nữa đó là việc máy chấm công vân tay không thể kết nối được với máy tính dẫn đến không thể truyền tải cơ sở dữ liệu. Điều này gây khó khăn cho việc chấm công cũng như giải quyết về vấn đề lương lậu cho nhân viên.
Ở trường hợp này, người dùng cần phải kiểm tra lại địa chỉ IP của máy chấm công hay địa chỉ IP của máy tính. Nếu cùng địa chỉ IP thì hãy thử lại lần nữa, còn nếu khác IP thì đây là nguyên nhân. Ta chỉ cần sửa lại IP cho giống nhau là được.
3. Máy chấm công vân tay bị sai giờ
Việc lệch giờ trong máy chấm công vân tay cũng là một lỗi khá phổ biến. Nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đối với các dữ liệu ghi nhận khi chấm công. Bạn cũng cần phải để ý yếu tố thời gian của loại thiết bị này.
Với trường hợp này, bạn cần thực hiện cài đặt lại giờ như sau:
Cách 1: Thiết lập thời gian của máy chấm công trên máy tính
Cách 2: Điều chỉnh thời gian bằng phần mềm trên máy tính thông qua các bước:
- Mở phần mềm chấm công.
- Vào menu của máy chấm công.
- Kết nối với thiết bị chấm công.
- Thông tin của máy chấm công.
- Đồng bộ về thời gian.
4. Không tính công cho nhân viên đã chấm công
Một trường hợp khá phổ biến nữa đó là tình trạng máy chấm công không tính công cho nhân viên mặc dù nhân viên đã chấm công thành công trước đó. Đây là một trường hợp khá nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc của nhân viên.
Đối với những lỗi này thì bạn cần kiểm tra lại phần dữ liệu thô của thiết bị. Nếu không có dữ liệu chấm công trong dữ liệu thô này thì tức là nhân viên chưa chấm công. Còn trường hợp dữ liệu thô có ghi nhận thì có nghĩa là bạn cần phải cài đặt lại máy chấm công của mình
5. Máy chấm công tự kêu khi không có ai chấm công
Máy chấm công tự kêu khi không có ai chấm công
Đối với trường hợp này, bạn cần vệ sinh lại máy chấm công vân tay cũng như lắp đặt tại vị trí khuất gió không bị ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, khô ráo, thoáng mát và không bụi bặm…
6. Chưa cài đặt vân tay cho nhân viên nào, nhưng khi tải lên máy tính lại có dữ liệu
Nguyên nhân có thể do phần khai báo ban đầu chưa đúng. Để khắc phục, bạn cần kiểm tra và thực hiện khai báo lại.
Lưu ý là khi khai báo lại máy chấm công, bạn cần thực hiện như khai đầy đủ tên máy, kiểu kết nối, cấu hình IP và màn hình máy. Nếu màn hình máy chấm công có màu đen trắng thì chọn LCD, nếu là màn hình màu thì chọn TFT.
7. Dữ liệu máy chấm công nhảy lộn xộn không ngày
Dữ liệu máy bị nhảy lộn xộn là do đâu?
Xem thêm:
- Ghi chú trên iphone – những mẹo hay có thể bạn chưa biết
- 7 Điều Cần Lưu Ý Khi Thiết Kế Website Cho Doanh Nghiệp
Dữ liệu bị lộn xộn và không rõ ràng có thể là do nhân viên chấm công bị thiếu hoặc quên chấm công. Hoặc cũng có thể là do trường hợp cấu hình máy chấm công bị lỗi và bạn nên kiểm tra lại.
8. Muốn xóa dấu vân tay
Cách xóa dấu vân tay nào đó thì cần được thực hiện như sau:
Vào menu máy chấm công => Kết nối máy chấm công=> Thông tin máy chấm công => Cập nhật => Xóa nhân viên quản lý
Trên đây là tất cả 8 lỗi thường gặp phổ biến trên máy chấm công vân tay. Hi vọng rằng với những lỗi và cách khắc phục trên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng cho thiết bị của mình.
Nguồn: Công nghệ