Từ tháng 10/2020, những quy định mới về giáo viên bắt đầu được thi hành. Đó là quy định mới của bộ GD&ĐT có liên quan đến những quy định của nghề giáo viên nói riêng cũng như trong lĩnh vực nói chung. Đặc biệt những quy định này rất đáng được chú ý mà giáo viên nhất định phải biết.
1. Giáo viên là gì?
Giáo viên là một công việc thiêng liêng và ý nghĩa nhất mà trong văn học thường ví giáo viên như “một người chèo đò thầm lặng đưa học sinh qua tới bến bờ tri thức”. Cũng vì thế mà nó mang một sức mệnh vô cùng thiêng liêng và cao cả trên cuộc đời này.
Người giáo viên là người làm công tác giáo dục, dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức thông qua từng môn học, qua mỗi lĩnh vực nhất định trong cuộc sống đến với học sinh, sinh viên. Qua đó mà tiến hành xây dựng các giáo trình, bài giảng nhằm phục vụ cho những buổi dạy học, những tiết học một cách hiệu quả và chất lượng nhất.
Một người chèo đò thầm lặng đưa học sinh qua tới bến bờ tri thức
Đồng thời, giáo viên còn là người kiểm tra, chấm điểm, đánh giá năng lực với mỗi học sinh, sinh viên mà mình trực tiếp giảng dạy. Có 2 cách gọi đối với người giáo viên tùy vào giới tính đó là nam thì gọi là thầy giáo, còn nữ thì gọi là cô giáo.
Giáo viên là một cụm từ rất ý nghĩa và vô cùng quan trọng, có vai trò trong việc truyền đạt những tri thức cũng như là người tổ chức, hướng dẫn và đưa ra những phương pháp học giỏi. Không những thế mà giáo viên còn là người tư vấn, nhìn nhận và đại diện cho sự công bằng trong vấn đề học tập của các học sinh tại nhà trường. Vì thế mà yêu cầu giáo viên phải có những năng lực chuyên môn cùng với những kỹ năng xã hội nhất định để có thể “chèo đò” đưa học sinh “sang sông”.
Vì vậy, một người giáo viên luôn phải có một tư duy, ý thức phát triển và hoàn thiện bản thân cao từ đạo đức, lối sống cho đến trình độ chuyên, môn nghiệp vụ của mình. Ngoài ra, một người giáo việc cần có những kỹ năng tổ chức, sáng tạo, suy nghĩ độc lập cũng như hiểu được tâm lý tuổi học sinh…
Chưa hết mà họ còn cần phải có năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học tại nhà trường. Cùng với đó là phát huy những khả năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người nhà giáo trong cuộc sống.
Nghề giáo viên hiện nay cũng dựa trên nhiều lĩnh vực cũng như cấp bậc giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Bao gồm:
- Giáo viên mầm non
- Giáo viên bậc Tiểu học
- Giáo viên bậc Trung học
- Giáo viên dạy môn văn hóa nghệ thuật
- Giáo viên dạy thể dục thể thao
- Giáo viên dạy lĩnh vực khoa học tự nhiên
- Giáo viên dạy lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
- Giáo viên ngoại ngữ: Tiếng Anh, Nhật, Hàn, Pháp…
2. 6 quy định mới có hiệu lực từ 10/2020 mà giáo viên cần biết
2.1. Giáo viên chưa đạt chuẩn có thể bị thôi việc
Đầu tiên, quy định mới về giáo viên của bộ GD&ĐT đó là nếu chưa đạt chuẩn theo quy định thì có thể bị cho thôi việc. Điều này dựa vào thông tư 24/2020/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực kể từ 10/10, áp dụng cho giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Qua đó những giáo viên ở những cấp bậc này chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của một giáo viên sẽ được thực hiện theo Điều 3 như sau:
- Thứ nhất, giáo viên có 2 năm liên tiếp trước 2020 có kết quả đánh giá, xếp hạng đạt chuẩn nghề nghiệp hoặc được xếp loại vào mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên thì sẽ được tiếp tục được bố trí công tác giảng dạy theo quy định.
- Thứ hai, không bố trí công tác, giảng dạy hay làm việc tại các cơ sở giáo dục trong trường hợp 2 năm liên tiếp kề 2020 có kết quản cũng như đánh giá không đạt chuẩn nghề nghiệp hay có 1 năm được xếp loại, đánh giá có chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ.
- Thứ ba, giáo viên sẽ được nghỉ hưu nếu không đáp ứng được sức khỏe hay có nguyện vọng nghỉ hưu trước thời hạn hoặc đủ các điều kiện nghỉ hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Qua đó, ứng với mỗi trường hợp thì giáo viên sẽ được quyết định là sẽ tiếp tục giảng dạy hoặc có thể bị ngưng giảng dạy ở các cơ sở giáo dục tại Việt Nam nếu không đạt chuẩn. Qua đó mà cũng sẽ áp dụng quy định về thôi việc hay giảm biên chế nếu trong trường hợp chưa đạt chuẩn này.
Nếu chưa đạt chuẩn thì giáo viên hoàn toàn có thể bị đình chỉ công tác
2.2. Được phép cho điểm 0 với bài kiểm tra của học sinh
Tiếp theo chính là điều kế thừa từ cơ sở các quy định thuộc Thông tư 30/2014, Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 20/10 năm 2020. Qua đó mà đưa ra quy định giáo viên tiểu học có quyền sửa lỗi, đánh giá, nhận xét học sinh và cho điểm dựa trên thang điểm 10, không sử dụng điểm thập phân khi chấm bài hay trả điểm cho các học sinh.
Đối với các dạng bài kiểm tra 15 phút hay 1 tiết, giáo viên không được dùng những bài kiểm tra ấy để so sánh, đánh giá các học sinh với nhau hay ngay tại giữa lớp học. Mặc khác, kết quả kiểm tra học kỳ hay cuối năm học có dấu hiệu gì đó bất thường thì giáo viên có quyền đề xuất tại nơi công tác giáo dục để cho học sinh làm lại bài kiểm tra nhằm đánh giá đúng kết quả hơn.
Thông tư số 27 của chính phủ cũng đã loại bỏ quy định về việc không cho điểm 0 đối với các bài kiểm tra. Vì thế mà hiện nay, giáo viên hoàn toàn có thể cho điểm 0 nếu bài kiểm tra của học sinh không đạt yêu cầu đề ra.
2.3. Thiết kế đề kiểm tra, đánh giá kết quả theo từng mức độ cụ thể
Trong Điều 6 trong các quy định về đánh giá năng lực học sinh tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 27/2020 có sự điều chỉnh về vấn đề thiết kế các bài kiểm tra định kỳ trong năm học cho học sinh ở bậc tiểu học, đã giảm từ 4 mức độ xuống còn 3 mức độ cụ thể như sau:
- Mức độ 1: Nhận biết, nhắc lại, làm theo hoặc mô tả được các nội dung đã được học và áp dụng chúng một cách trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập.
- Mức độ 2: Có kết nối, sắp xếp các nội dung đã học nhằm giải quyết các vấn đề có nội dung tương tự như đã học trong chương trình.
- Mức độ 3: Vận dụng thành công những nội dung đã được học nhằm giải quyết một số vấn đề mới hay đưa ra những tư duy, phản hồi hợp lý nhất trong học tập và cả cuộc sống xung quanh.
Cần có tư duy đánh giá kết quả công bằng, minh bạch
Không những thế mà để tạo thuận lợi cho các giáo viên trong việc đánh giá, xếp loại kết quả của học sinh vào cuối năm học thì bộ GD&ĐT cũng đã đưa ra 4 mức độ đánh giá kết quả đối với các học sinh ngay sau đây:
– Mức độ hoàn thành xuất sắc:
- Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học hay các hoạt động giáo dục đạt mức “Hoàn thành tốt”.
- Các phẩm chất, năng lực của học sinh đạt mức Tốt;
- Kết quả các bài kiểm tra định kì cuối năm học đạt 9 điểm trở lên.
– Mức độ hoàn thành tốt:
- Không đủ tiêu chí đạt mức Hoàn thành xuất sắc nhưng có được kết quả môn học hay các hoạt động ở mức “Hoàn thành tốt”.
- Phẩm chất và năng lực học sinh đạt mức Tốt.
- Bài kiểm tra các môn đạt từ 7 điểm trở lên
– Mức độ hoàn thành:
- Không đủ tiêu chí đạt mức “Hoàn thành xuất sắc” và “Hoàn thành tốt” nhưng lại có kết quả đánh giá môn học hay các hoạt động ở mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành.
- Phẩm chất và năng lực của học sinh ở mức Tốt hoặc Đạt
- Bài kiểm tra các môn từ 5 điểm trở lên.
– Mức độ chưa hoàn thành: là mức độ mà học sinh không thuộc các đối tượng trên.
2.4. Giáo viên chủ nhiệm được cho phép nghỉ 3 ngày liên tục
Tiếp theo trong quy định mới đó chính là giáo viên chủ nhiệm tại các trường học, các cơ sở đào tạo được cho phép nghỉ 3 ngày liên tục. Điều này dựa trên Thông tư 27 có hiệu lực từ ngày 20/10 và Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT đã bổ sung những điều khoản về giáo viên chủ nhiệm như sau:
- Được dự giờ các môn khác của học sinh lớp mình chủ nhiệm.
- Dự những cuộc họp hội đồng khi tham gia vào giải quyết các vấn đề liên quan đến các em lớp mình chủ nhiệm.
- Được dự các lớp bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm dành cho các giáo viên.
- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần.
Đặc biệt hơn nữa, theo những quy định mới về giáo viên thì một giáo viên chủ nhiệm có quyền cho phép học sinh tiểu học nghỉ học liên tiếp 3 ngày liên tục.
2.5. Được sử dụng điện thoại di động khi giảng dạy
Dựa trên Thông tư 41/2010, Thông tư 28 cũng có những quy định về giáo viên tiểu học không được thực hiện các hành vi tiêu cực trong nhà trường như:
- Xuyên tạc nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục của nhà trường.
- Truyền đạt sai nội dung của kiến thức, hiểu sai về các kiến thức cần dạy.
- Gian lận trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của các học sinh.
- Cố tình đánh giá sai về kết quả học tập của các học sinh.
- Ép buộc, lôi kéo các học sinh đi học thêm vì mục đích vật chất.
Được sử dụng điện thoại trong hoạt động giảng dạy từ sau 20/10
Tin khác:
- Marketing Là Gì? 5 Điều Quan Trọng Trong Marketing
- Top 05 Trường Đại Học Dạy Công Nghệ Thông Tin Hàng Đầu
Một điểm đáng chú ý hơn nữa đó là Thông tư 28 đã quyết định loại bỏ quy định đối với giáo viên tiểu học về việc không được sử dụng điện thoại trong quá trình giảng dạy hay đứng lớp. Qua đó, có nghĩa là từ sau 20/10 giáo viên tiểu học hoàn toàn có thể sử dụng điện thoại với mục đích dạy học ở trên lớp.
2.6. Không được phê bình học sinh trước lớp
Điểm đặc biệt trong các quy định mới này đó là theo Thông tư 28 cho biết học sinh tiểu học khi vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện tại nhà trường nếu bị vi phạm thì tùy vào mức độ mà giáo viên có thể nhắc nhở, hỗ trợ trực tiếp hay có thể thông báo với cha mẹ của học sinh về vấn đề đang mắc phải.
Không những thế mà Thông tư 28 còn nhấn mạnh về việc giáo viên không được phê bình các em học sinh ngay trước lớp, trước toàn trường hay trong các buổi họp phụ huynh cùng với cha mẹ các em học sinh.
Trên đây là 6 quy định mới về giáo viên có hiệu lực từ tháng 10/2020. Qua đó mà chính phủ đã đưa ra những quy định mới mẻ, quán triệt những tình trạng cần được giải quyết trong giáo dục hiện nay. Vì thế mà mỗi giáo viên cần nắm bắt và cập nhật một cách nhanh chóng nhất.
Nguồn: Ngành nghề