2 Mẫu Phân Tích Tác Phẩm “Hai Đứa Trẻ” Của Nhà Văn Thạch Lam

0
2718
Hai đứa trẻ

Hai đứa trẻ là tác phẩm truyện ngắn vô cùng đặc sắc của nhà văn Thạch Lam nói về cuộc sống của Liên và An nơi phố huyện nghèo. Truyện ngắn với tiết tấu nhẹ nhàng, dịu êm đã diễn tả bộc lộ hết tâm trạng và cảm xúc của 2 chị em An và Liên.

1.  Đề bài: Nghệ thuật miêu tả tương phản trong Hai đứa trẻ

Thạch Lam là một nhà phê bình, nhà văn tài ba. Ông là một trong những thành viên trụ cột của nhóm “Tự lực văn đoàn”, cũng vì thế mà Thạch Lam đã khẳng định được mình với một phong cách và hướng đi riêng. Đặc biệt, ông là tác giả của những mẫu chuyện viết về nông thôn hay về cuộc sống nơi những phố huyện nghèo mà con người ở đó cũng có những khắc khoải và chiêm nghiệm về cuộc sống này.

Và “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm tiêu biểu hơn cả, được rút ra trong tập truyện ngắn “Nắng trong vườn”. Vì thế mà “Hai đứa trẻ” được xem như một tác phẩm đậm tính nhân văn và là một tác phẩm vô cùng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

hai đứa trẻ

Hai đứa trẻ là một tác phẩm được rút ra trong tập truyện ngắn “Nắng trong vườn”

Một đặc điểm mà hầu hết các tác phẩm của ông đều có đó là những tác phẩm không có cốt truyện, với tác phẩm Hai đứa trẻ cũng như thế. Nó là mẫu chuyện không có cốt truyện. Nó như một áng thơ, diễn tả những tình tiết, tâm trạng, cảm xúc vô cùng nhẹ nhàng và tinh tế. Truyện được thể hiện với một tâm trạng thao thức đợi tàu của 2 chị em Liên và An. Thông qua đó mà Thạch Lam đã tài tình gài vào đó những cảm xúc, những ý nghĩa về cuộc sống thông qua sự miêu tả những cảnh vật xung quanh phố huyện nghèo.

Chỉ có như vậy nhưng thông qua cái tài ba của Thạch Lam mà những hình ảnh ấy trở nên vô cùng sống động, khiến biết bao nhiều người cảm thấy bồi hồi và day dứt. Điểm đặc biệt của tác phẩm “Hai đứa trẻ” là ở thủ pháp nghệ thuật tương phản giữa sáng và tối, giữa quá khứ và hiện tại, giữa trời và đất… từ đó gợi cho chúng ta thêm nhiều những suy nghĩ, những chiêm nghiệm sâu xa về cuộc đời này. Một cuộc sống vô danh và nhỏ bé, héo mòn trong xã hội cũ.

Con người hay tất cả vạn vật trên trái đất này đều cần ánh sáng, đó là thứ mà con người luôn khát khao có được. Thế nhưng, thế giới và vạn vật này luôn cân bằng, có ánh sáng thì sẽ có bóng đêm, có ngày thì sẽ có đêm. Đó là một quy luật tất yếu của vũ trụ.

Vì thế mà các khoảnh khắc thao thức giữa lằn ranh của sáng và tối cũng xuất hiện. Nó xuất hiện thông qua khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm. Tương phản, đối nghịch nhưng nó lại bổ trợ cho nhau. 

Hình ảnh ánh sáng và bóng tối xuất hiện ngay từ những dòng đầu tiên của câu chuyện. Đó là khung cảnh chiều tà, mặt trời sắp lặn, ánh sáng cũng biến mất dần phía cuối chân trời “như hòn than sắp tàn”. Hình ảnh bóng tối cũng dần hiện lên “dãy tre làng trước mặt đen lại”.

hai đứa trẻ

Nghệ thuật tương phản đặc sắc và giàu tính nhân văn

Liên và An là 2 đứa trẻ của cái phố huyện nghèo này. Điều mà 2 chị em mong chờ nhất đó chính là thứ ánh sáng từ những chuyến tàu đêm “các toa đèn sáng trưng, đồng và kền lấp lánh”. Khoảnh khắc giữa đêm là một khoảnh khắc như bóng tối nuốt chửng 2 đứa trẻ đang ngồi chờ tàu đi ngang qua nhưng khoảnh khắc tàu đi ngang qua cũng là lúc mà ánh sáng bừng lên một cách rực rỡ và chói lóa nhất. Ta có thể thấy rõ sự đối lập giữa không gian và tâm hồn của con người.

Bầu trời và mặt đất trong truyện cũng có sự đối lập nhất định. Tác phẩm Hai đứa trẻ diễn tả mặt đất thông qua buổi chợ tàn, dần vắng bóng người, chỉ còn lại những tác rưởi bụi bặm tượng trưng cho những nỗi đau và bóng tối. Trong khi bầu trời được Thạch Lam miêu tả sự đỏ rực, chói lóa lúc chiều tà, điều đó tượng trưng cho những ước, những khao khát hay đơn thuần là những kỷ niệm một thời mà giờ đây nó chỉ còn là quá khứ.

Hình ảnh chờ tàu của 2 đứa trẻ An và Liên là sự chờ đợi ánh sáng giữa bóng đêm vĩnh hằng có ý nghĩa sâu sắc nói về sự khao khát về một ngày mai tươi sáng, ước mơ về một ngày mai đủ đầy mà không cần lo nghĩ về điều gì của 2 chị em.

Tóm lại, việc sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản trong truyện ngắn “hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam đã làm nổi bật lên một cuộc sống vô cùng buồn tẻ, tối tăm của khu phố huyện nghèo, đang dần héo hon vì bóng tối bủa vây. 

Nhưng Thạch Lam đã cho ta thấy được một tinh thần nhân đạo vô cùng sâu sắc. Cũng từ đó mà có thể dấy lên được cái nỗi niềm day dứt và dằn vặt với một cuộc sống đầy u tối của những người dân nơi phố huyện nghèo này.

2.  Đề bài: Lòng nhân ái của Thạch Lam qua truyện ngắn

Thạch Lam là một nhà văn vô cùng nổi bật với một phong cách sáng tác độc đáo, thể hiện qua nhiều thiên truyện ngắn của ông. Hơn hết, ông là một cây bút tài ba, có triển vọng của nhóm “Tự lực văn đoàn”.

Những truyện ngắn của ông luôn để lại những dấu ấn lớn lao trong lòng người đọc chứa đựng những ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giàu lòng nhân ái, nhưng những cơn gió đầu mùa se lạnh mà thấm đẫm những nỗi niềm đối với những nhân vật trong câu chuyện mà Thạch Lam đã kể. Thấp thoáng trong câu chuyện ấy dường như ta cũng bắt gặp hình ảnh của ông trong những ký ức tuổi thơ ấy. 

hai đứa trẻ

Hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Nổi bật nhất có thể kể đến truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của ông. Đây được xem như một tác phẩm thấm đẫm tình người, là một minh chứng cho tấm lòng nhân ái của ông khi viết về đề tài nông thôn hay những phố huyện nghèo.

Có người đã nhận xét những thiên truyện ngắn của ông như những vần thơ vô cùng trữ tình. Quả thật, truyện của ông là những câu chuyện không có cốt truyện mà thông qua đó lại diễn tả được rõ nét những cảm xúc trong nội tâm của từng nhân vật. Như Thế Lữ đã từng nhận xét tâm hồn của Thạch Lam khi diễn tả trong từng lời văn của ông rất phức tạp, mang nhiều dáng vẻ nhưng lại vô cùng đằm thắm, nhân hậu và đầy tình thương.

Qua đó mà thông qua truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ta có thể thấy rõ được lòng nhân ái của ông đối với những người dân nghèo trong xã hội cũ với cuộc sống u tối, phải lầm lũ và vất vả mưu sinh để kiếm “miếng cơm manh áo” như mẹ con chị Tí, gia đình bác Xẩm hay gánh phở của bác Siêu.

Thông qua sự diễn tả những khung cảnh xung quanh hai đứa trẻ là Liên và An thì ta có thể cảm nhận được tình thương mà ông dành cho những người dân nghèo ở trong truyện. Từ sự đồng cảm cho đến xót thương một kiếp người và tình yêu thương chân thành nhất là dành cho Liên và An, 2 đứa trẻ đại diện cho mảnh đời nghèo túng ở huyện Cẩm Giàng này.

Cảnh vật của phố huyện được hiện ra thông qua góc nhìn của Liên và An cùng chứa đựng những bí mật mơ hồ, khắc họa một cách rõ nét tâm lý của 2 đứa trẻ thơ. Hơn ai hết, Thạch Lam là người hiểu rõ những đứa trẻ không có tuổi thơ, phải vất vả đi mưu sinh ngay từ khi còn rất nhỏ, sự đánh mất tuổi thơ sẽ để lại những tổn thương vô cùng lớn đối với những đứa trẻ này. Hơn thế nữa, ông cũng đã từng trải nghiệm cuộc sống như thế này khi còn nhỏ.

Tất cả những gì ông đem đến cho người đọc là những hình ảnh đìu hiu của phố huyện, trời dần ngả về Tây, ánh sáng sắp tắt và nhường chỗ cho bóng tối dần nuốt chửng cái phố huyện này lúc nào không hay. Đặc biệt đó là cái khoảnh khắc mà hai đứa trẻ Liên và An chờ chuyến tàu đêm băng qua phố huyện. Có thể nói, hình ảnh này vô cùng đắt giá trong thiên truyện.

hai đứa trẻ

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” mang một ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc

Xem thêm:

  1. 3 Bài Học Kinh Doanh Được Rút Ra Từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
  2. 5 Phần Mềm Soạn Giáo Án Điện Tử Tốt Nhất Dành Cho Giáo Viên

Ý nghĩa nó mang lại từ một tấm lòng chân thành với đầy sự trắc ẩn của Thạch Lam. Ông muốn nhắn nhủ rằng: Đừng bao giờ để cuộc đời mãi chìm trong bóng tối vĩnh hằng, tất cả những gì mà chúng ta làm là đừng bao giờ bỏ cuộc, hãy thắp lên ngọn đuốc để tìm con đường hướng về phía ánh sáng tươi đẹp đang chờ đợi chúng ta ngoài kia. Và quả thực, ông đã khơi dậy một nguồn ánh sáng khiến bao người đọc phải suy ngẫm và thấm thía những vẻ đẹp bình dị của con người.

Phải công nhận rằng với tấm lòng bao dung của Thạch Lam đã biến văn chương thành một vũ khí lợi hại dùng để cảm hóa và thắp lên ngọn lửa hi vọng cho con người: Văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự trốn tránh khỏi thực tại tàn nhẫn này. Mà trái lại văn chương là một thứ khí giới đắc lực và cũng rất thanh cao mà chúng ta có để đối diện, tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác này.

Qua đó mà ông đã thể hiện rất rõ quan niệm này qua từng trang văn, trong từng câu chữ, thể hiện những cung bậc cảm xúc trong Hai đứa trẻ. Từ đó mà ông xây dựng được một không khí thấm đẫm tình người. Đi sâu vào diễn tả nội tâm, khai phá những nét đẹp giấu kín bên trong và lôi ra được những khao khát mà mà con người muốn hướng đến. Đó là một cuộc sống tươi đẹp nhiều hạnh phúc và tràn đầy niềm vui.

Không gian mà Thạch Lam dựng lên trong “Hai đứa trẻ” giúp ta có được sự hồi tưởng sâu sắc của con người trong một không gian đầy u tối, cuộc đời con người nhỏ bé và trôi nổi giữa dòng đời.

Mỗi chi tiết của thiên truyện khơi dậy những nỗi niềm thầm kín của con người. Từ đó mà người đọc có được sự đồng cảm, thông qua sự thể hiện số phận nhỏ bé từ nhịp sống chậm chạp, chán nản và nặng nề thông qua cái nhìn của nhân vật Liên với một đôi mắt ngập tràn bóng tối. “Cái giờ khắc của ngày tàn” như mở ra những cuộc đời tàn héo, không có hi vọng hay chút ánh sáng nào.

Trước sự nhấn chìm của bóng tối như thế, ông đã dùng ánh sáng để soi rọi vào từng tâm hồn của nhân vật một cách sâu nhất. Sự đối lập tương phản giữa bóng tối và ánh sáng thông qua cảm nhận của cô bé Liên trong “Hai đứa trẻ” đã khám phá ra những góc khuất trong tâm hồn mỗi con người. Từ đó mà thể hiện sự đồng cảm và thương yêu đối với những kiếp người nhỏ bé trong tác phẩm.

Trên đây là 2 bài văn mẫu phân tích về những khía cạnh đặc sắc trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Thông qua đó mà muốn nhấn mạnh những thủ pháp nghệ thuật cũng như ý nghĩa giáo dục nhân văn mà nhà văn Thạch Lam muốn hướng tới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây